Lớp Sâu bọ - Bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ

Nội dung lý thuyết

1. Một số sâu bọ khác

a. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính

Mọt hại gỗ (biến thái hoàn toàn)
1. Mọt trưởng thành
2. Giai đoạn ấu trùng
3. Giai đoạn nhộng
4. Đồ gỗ bị mọt đục rỗng
 

Bọ ngựa bắt mồi

Chuồn chuồn (Biến thái không hoàn toàn)

A. Giai đoạn ấu trùng (ở dưới nước)

B. Trưởng thành

Ve sầu vừa hút nhựa cây vừa kêu vào mùa hạ

Ấu trùng ở đất, ăn rễ cây

Bướm cải 

A. Bướm cái B. Bướm đực C. Sâu non ăn lá cây

Ong mật đang thụ phấn

Sau khi đầy hai giỏ phấn ở chân sau, ong mật vô tình đã thụ phấn cho cây

Muỗi và ruồi

A. Muỗi cái sau khi hút máu no

B. Ruồi thò vòi hút

- Sâu bọ rất đa dạng về số lượng loài, hình thái, lối sống và tập tính.

- Có lối sống và tập tính phong phú để thích nghi với điều kiện sống.

b. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống

Sâu bọ đa dạng về môi trường sống, phân bố rộng khắp các môi trường trên trái đất như dưới nước, trên cạn, sống tự do, kí sinh,…

STT

Các môi trường sống

Một số sâu bọ đại diện

1

Ở nước

Trên mặt nước

Bọ vẽ

Trong nước

Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

2

Ở cạn

Dưới đất

Dế trũi, ấu trùng ve sầu

Trên mặt đất

Dế mèn, bọ hung

Trên cây

Bọ ngựa

Trên không

Bướm, ong

3

Kí sinh

Ở cây

Bọ rầy

Ở động vật

Chấy, rận

 

@67439@@67445@@67446@

2. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn

a. Đặc điểm chung

- Cơ thể sâu bọ có ba phần là đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.

b. Vai trò thực tiễn

* Lợi ích:

- Làm thuốc chữa bệnh (ong, ...).

- Làm thực phẩm (nhộng tằm, đuông dừa, ...).

- Thụ phấn cho cây trồng (ong, bướm, ...).

- Làm thức ăn cho động vật khác (nhộng tằm, bọ ngựa, ...).

- Diệt sâu bọ có hại (ong mắt đỏ, kiến, bọ rùa, ...) .

- Làm sạch môi trường (bọ hung, ...).

* Tác hại:

- Gây hại cho cây trồng, cho sản xuất nông nghiệp (châu chấu, mọt ẩm, ...).

- Vật trung gian truyền bệnh (ruồi,muỗi, ...).

 

@67451@@67443@