-----Tham khảo-----
Bài tham khảo 1:
Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc "nón lá" đã theo chân người phụ nữ miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá bồng bềnh theo con nước lớn, nước ròng, dầm mưa dãi nắng sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nữ chung.
Ngày nay chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có chiếc nón lá đội đầu che mưa, che nắng và để làm duyên, ngày xưa tổ tiên chúng ta đã đổ bao tâm sức đề nghĩ ra và làm nên chiếc nón lá này. Nón lá có dạng hình chóp. Nón lá có nhiều loại khác nhau. Nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài bài thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của chú lính thời xưa)... Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như lá cọ, lá dừa, lá buông,... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già - lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40 - 50 cm.
Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.
Trong khâu kỹ thuật, thợ làm nón lá có kinh nghiệm chọn lá dù cô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, 16 vành nức thường mảnh được vuốt tròn trĩnh, tỉ mỉ và công phu. Lá được ủi nhiều lần, cẩn thận cho thật phẳng và láng. Hình dáng của chiếc nón lá phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm. Khung chằm ( còn được gọi là khuôn nón ) phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành... như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mỹ dân gian "hay mắt" mà thật ra là cả một tỷ lệ thích hợp đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm "thuận mắt ta ra mắt người".
Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải để kẽ lá ôm khích lấy nhau.
Khi nói chằm hoàn tất người thợ đính cái xoài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.
Từ khi có mặt với chức năng là "cái nón", thì chiếc nón đã theo chân người nông dân ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được và dùng để quạt cho cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng. Chiếc nón lá còn có mặt trong sách vở, thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ca ngợi tình yêu trai gái... và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong cuộc sống vô cùng đẹp và lãng mạn của đời mình.
Từ lâu chúng ta đã biết đến chiếc nón lá như một đồ vật rất quen thuộc bởi nó đã gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, duyên dáng và thực tiễn trong đời sống nông dân "một nắng hai sương" trên cánh đồng, bờ tre làng. Cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh truyền thống của văn hóa Việt Nam.
Chiếc nón lá đã tự nhiên đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hóa, mang cái tâm hồn dân tộc gợi cảm ứng cho thơ ca. Chiếc nón lá chỉ từ 45 - 50 nghìn đồng mà nó tô lên nét đẹp, vẻ duyên dáng của người Việt Nam.
Do hiện đại có rất nhiều công ty sản xuất ra biết bao nhiêu là ô, mũ,... xinh xắn và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thị, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện chứng tỏ sự tồn tại của nó cùng thời gian cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Những đồ dùng muốn bền và đẹp thì cần bảo quản tốt, chiếc nón lá cũng vậy, sau khi đã sử dụng, người phụ nữ Việt Nam đều mắc lên và bao lại cẩn thận. Cũng vì thế mà sử dụng sẽ lâu hơn.
Dẫu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ "nón nghiêng che" đầy ấn tượng!
So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón lá bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ lâu rồi, khi nhắc đến nón bài thơ, người ta đều nghĩ ngay đến Huế.
Chiếc nón lá Việt Nam là một vật dụng không thể thiếu và là người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón nào so sánh được.
Bài tham khảo 2:
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
( Mấy bài này đều hay, bạn tham khảo, lọc ý rồi viết thành bài văn của mình nha!)
I. Mở bài
Giới thiệu vài nét về chiếc nón lá Việt Nam.
II. Thân bài
1. Cấu tạo
– Các cấu tạo chung như hình dáng, màu sắc , vật liệu làm nón lá,…
– Làm (chằm) nón:
+ Sườn nón sẽ được làm bằng các nan tre. Các nan tre sẽ được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 – 50 cm. Các vòng tròn sẽ nhỏ dần, từ ngoài vào trong đến trung tâm chiếc nón.
+ Chằm nón: đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón tạo thành hình chóp.
+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Trang trí: sau cùng là công đoạn trang trí, người làm sẽ quét một lớp dầu bóng để chống nắng, mưa cũng như làm đẹp.
– Các địa điểm làm nón lá nổi tiếng: các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại nước ta : Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông),…
2. Công dụng
Chiếc nón lá có ý nghĩa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với con người.
a. Trong cuộc sống nông thôn
– Người ta dùng nón khi nào? công dụng gì ?
– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.
– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người dân ngày xưa:
+ Trong câu thơ, ca dao: nêu các ví dụ
+ Câu hát giao duyên : nêu các ví dụ
b. Trong cuộc sống hiện đại
– Trong sinh hoạt hàng ngày.
– Trong các lĩnh vực khác.
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.
+ Du lịch: hình ảnh nón lá đóng góp gì trong du lịch ?
c. Bảo quản
Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng.
III. Kết bài
Đưa ra nhận định về vai trò, cũng như cảm nghĩ về chiếc nón lá trong đời sống con người Việt Nam.
#Tham khảo