--Tham khảo--
Mở bàiTrong các dụng cụ học tập gắn bó với học sinh như chiếc cặp, sách vỡ, bút bi, thước kẻ…thì có lẽ thước kẻ là dụng cụ mà mọi người cho là đơn giản nhất. Thoạt nhìn bề ngoài có vẻ là như thế vì thước kẻ vốn chẳng có nhiều bộ phần nhưng hãy cầm cây thước lên và quan sát thật kĩ, lắng nghe người bạn thẳng ngay này tâm sự, chúng ta sẽ tìm hiểu được cả một câu chuyện dài đằng sau vẻ ngoài bình thường này.
Thân bàiChẳng ai lại tìm tòi về lịch sử của cây thước và cũng chẳng có một cứ liệu nào phân tích về nguồn gốc của cây thước bở lẽ nó vốn trở thành một vật dụng quá thân thuộc trong đời sống của con người từ khi họ biết may vá, biết làm nhà…Cây thước kẻ học sinh cũng từ nhu cầu vẽ hình ảnh, phân cách bài học mà ra đời theo thời gian ra đời của tập, sách, bút bi.
Tùy thuộc vào công dụng và hình dáng của thước, có thể chia thước thành những nhóm: thước thẳng, thước ê ke, thước đo độ..
Loại thước quen thuộc với tất cả học sinh và được sử dụng rộng rãi nhất trong học tập là thước thẳng. Thước thẳng có hình dáng như hình chữ nhật với chiều rộng chừng 2- 3 cm và chiều dài thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Thước kẻ giáo viên có thể dài tới 1m, thước kẻ học sinh thì tầm 15cm đến 30 cm. Bề dày của thước phụ thuộc vào chất liệu làm nên nó. Thước gỗ có độ dày hơn tầm 1cm, thước nhựa hoặc kim loại rất mỏng tầm 1 đến 2mm
Đối với thước ê ke, loại thước này có hình tam giác với độ dài đáy thông thường khoảng 15 – 20 cm, chiều cao khoảng 5cm đến 7cm. Tuy nhiên đối với thước của giáo viên hay kĩ sư thì độ dài đáy lớn hơn nhiều lần. Có thể chia thước ê ke thành hai loại. Một loại là tam giác vuông cân có góc 90 độ, loại kia là tam giác vuông có một góc 90 độ, hai góc còn lại là 60 và 30 độ.
Học sinh cấp hai khi bắt đầu học vẽ hình tròn thì sẽ có thêm loại thước đo độ có hình bán nguyệt. Đường kính thông thường dùng trong học sinh là 10cm, tuy vậy tùy thuộc vào những mục đích sử dụng khác nhau mà kích thước cũng có thể thay đổi. Những cây thước chia độ đều có chung đặc điểm là có rất nhiều đường phân độ xuất phát từ tâm hình tròn, khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số ghi độ chia được in trên hai mặt của thước theo chiều từ trái sang phải và ngược lại.
Hầu hết mọi cây thước đều được nhà sản xuất in vạch chia với đơn vị chia nhỏ nhất là cm. Cũng có một số nhà sản xuất muốn tăng tính phổ biến của cây thước nên ghi thêm đơn vị chiều dài là inch trên mặt thước.
Ngày xưa, thước dùng trong nhà trường đa số làm bằng gỗ. Những cây gỗ được mài nhẵn bóng, khắc lên đó từng vạch chia độ dài. Thời công nghiệp của đồ nhựa và kim loại, đại đa số học sinh dùng thước nhựa trong học tập. Loại thước này nhẹ, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ khoảng 2000- 5000 đồng một cây. Có khi cả bôn thước gồm: thước thẳng, ê ke, đo độ chưa đến 20000 đồng. Thước làm từ kim loại nặng hơn thước nhựa và giá thành cũng cao hơn tí vì nó bền, khó gãy.
So với những cây thước đơn giản ngày xưa thì học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều loại thước không chỉ khác nhau về chất liệu mà còn khác về màu sắc, hoa văn, họa tiết. Học sinh tiểu học thích nhất là những cây thước có in hoạt hình, công chúa hya những con vật ngộ nghĩnh lên trên. Cách in đơn giản nhất là dán giấy nhưng cách in này dần được thay thế bằng việc in trực tiếp họa tiết lên thước theo phép phản quang khiến hình dạng hoa tiết cũng thay đổi nếu học sinh thay đổi góc nhìn. Học sinh lớp lớn hơn thì chọn những cây thước in trong suốt, ít hoa văn, các em chuộng về độ bền và mục đích sử dụng chứ không quan tâm nhiều về màu sắc.
Thước kẻ đi kèm với bút là người bạn đồng hành không thể thiếu của học sinh. Thước có đặc tính khá bền hơn bút bi nhưng cũng cần được sử dụng và bảo quản hợp lí. Học sinh đừng biến chúng thành những vũ khí để chọc phá bạn bè hay vẽ bậy lên thước. Chúng ta nên lau chùi thước khi bị dính bụi, phấn màu để chúng được sáng, đẹp đồng thời khi dùng kẻ trên tập không bị vết bẩn lem màu.
Nhìn chúng thật đơn giản nhưng chúng lại hữu ích không ngờ. Nếu không có thước kẻ thẳng thì học sinh không thể kẻ những hình vuông, hình tròn, không có thước đo độ làm sao các bạn có thể hoàn thành bài tập liên quan đến hình tròn, không có thước ê ke chắc hẳn những bạn học sinh mới làm quen hình tam giác sẽ không thể kẻ được góc vuông. Nhìn rộng hơn, ta có thể thấy vai trò của thước kẻ đối với những nhà họa sĩ, kiến trúc, giáo viên thật sự rất cần thiết.
Kết bàiĐừng tưởng thước kẻ là vô tri vô giác, một lúc nào đó nhìn thật lâu và phát hiện ra những nét mực đã nhòe đi theo năm tháng, học trò sẽ nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp với bao kỉ niệm dưới mái trường. Thước, bút bi cùng với tập vở là những vật dụng thiết yếu trong học tập giúp học sinh dễ dàng hơn trong các bài tập của mình. Vì vậy học sinh cần bảo quản tốt và sử dụng đúng mục đích của nó.
Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.
Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.
Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.
Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.
Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gảy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gảy.
Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong,…
Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.
Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.
Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.
Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm.Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.
Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.
Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gảy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.
Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.
Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.
Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.
Học tốt nha
Đúng mik xin 1 tick đúng nhá !!