Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kagamine Len

Thuyết minh về cái kính đeo mắt

làm hộ nha!''ko chép mạng nhóa''Thanks nhìu

Bạch dương
6 tháng 12 2017 lúc 15:29

Nếu nói ‘đôi mắt là cửa sổ tâm hồn’ thì có lẽ những cặp kính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ, những vật trang trí duyên dáng của mỗi chúng ta đấy!

Quả nhiên 0 quá khi nói vậy về kính đeo mắt, có rất nhiều loai và nhiều tác dụng phù hợp vs hầu hết nhu cầu của mọi người. Vs những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị(cho người già),...Kính có thể giúp người cận thị nhinh xa hơn khả năng của họ, cx như người viễn thị có thể nhìn thấy những thứ ở gần, người loạn thị có thể ổn định khả năng nhìn của họ,...Còn vs những người tham gia thể thao như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc đọ cao,...kính lại giúp họ tránh khỏi nước, tuyết, khói bụi,..Những người ko bị bệnh về mắt có thể dùng kính để tránh nắng chói, khói bụi, và thậm chí họ có thể sử dụng kính như 1 vật trang trí đơn thuần. Gía trị thẩm mĩ của khính có đc bởi sự đa dạng về kiểu dáng và màu sắc của kính.

Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

Dù chủng loài phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. 1 chiếc kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ.
Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Mỗi loại kính đều có 1 ưu điểm riêng:Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại và cx có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy. Nhưng dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính. Mắt kính cx đc chia thành 2 loại: thủy tinh và nhựa.Nếu là mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ, còn mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước. Nếu bạn muốn chọn kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 8 2019 lúc 16:17

Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.

Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt... Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn. Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.

Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.

Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.


Các câu hỏi tương tự
Em
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hiền
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Đinh Thiên Lý
Xem chi tiết
Lê Đình Tiến
Xem chi tiết
Danh Công Hoàng
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Trần Phan Thanh Thảo
Xem chi tiết
pham nhu hue
Xem chi tiết