Văn mẫu lớp 8

Trần Phan Thanh Thảo

Thuyết minh về bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Lưu ý: Không được chép trên mạng nha

Mình xin cảm ơn trước!

Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 12 2017 lúc 17:21

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xã hội Việt Nam cái thời tàn của nho học.
- Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên – nhà thơ của lòng nhân đạo ân tình, thủy chung.
- Giới thiệu bài Ông đồ một tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ đã để lại trong lòng người bao cảm xúc!

II. Thân bài

1. Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vỏn vẻn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải đài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

2. Ông đồ – thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở – lúc xuân về – Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phô" để viết câu đối thuê:

Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua.

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn thây thích đôi câu đôi đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại:

Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay.

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đòn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

3. Ong đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần…

Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa – Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắm” và “mực đọng trong nghiên sầu” càng làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt – Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi” của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nao khó tả.

4. Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi:

Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phủ phàng ấy nữa… Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi:

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa — Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sông tinh thần – giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt trước những thay đổi của cuộc sông. Bài thơ với thể ngũ ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đà gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hộ đã qua.

III. Kết bài

Ông đồ là một tác phẩm thành công xuất sắc của Vũ Đình Liên. Qua bài thơ lác íĩiả đã làm sông dậy trong lòng người một niềm thương cảm luyến tiếc không nguôi.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên một con người đa sầu đa cảm dễ xúc động lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Bình luận (0)
Đạt Trần
27 tháng 12 2017 lúc 17:27

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xã hội Việt Nam cái thời tàn của nho học.
- Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên – nhà thơ của lòng nhân đạo ân tình, thủy chung.
- Giới thiệu bài Ông đồ một tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ đã để lại trong lòng người bao cảm xúc!

II. Thân bài

1. Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vỏn vẻn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải đài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

2. Ông đồ – thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở – lúc xuân về – Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phô" để viết câu đối thuê:

Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua.

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn thây thích đôi câu đôi đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại:

Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay.

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đòn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

3. Ong đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần…

Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa – Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắm” và “mực đọng trong nghiên sầu” càng làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt – Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi” của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nao khó tả.

4. Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi:

Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phủ phàng ấy nữa… Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi:

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa — Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sông tinh thần – giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt trước những thay đổi của cuộc sông. Bài thơ với thể ngũ ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đà gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hộ đã qua.

III. Kết bài

Ông đồ là một tác phẩm thành công xuất sắc của Vũ Đình Liên. Qua bài thơ lác íĩiả đã làm sông dậy trong lòng người một niềm thương cảm luyến tiếc không nguôi.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên một con người đa sầu đa cảm dễ xúc động lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Bình luận (0)
O=C=O
27 tháng 12 2017 lúc 17:30

Cái lưu ý bà viết ra cũng như không. Thấy không, bọn nó chép vèo vèo , bởi thế nên tui cũng gia nhập hội chép mạng luôn đây.

Bình luận (2)
O=C=O
27 tháng 12 2017 lúc 23:06

Gợi ý + tham khảo :)

Vũ Đình Liên là tên thật, sinh ngày 15-10-1913 tại Hà Nội. Thuở nhỏ ông theo học trường Bảo Hộ; sau đó là trường Luật.
Có một thời ông dạy tư và đảm nhiệm việc quản lí cho báo Tinh Hoa. Ông từng chủ trương Revue pédagogique và làm tham tá Sở Thương chánh Hà Nội.
Thơ Vũ Đình Liên được đăng rải rác trên các báo : Loa ; Tinh Hoa; Phong Hoá; Phụ nữ Thời đàm.
Vũ Đình Liên từ giã thi đàn rất sớm; chỉ lưu lại rất ít vần thơ mà lại là đôi dòng có giá trị. Bài Ông đồ là xuất phẩm của họ Vũ.
- Trong phong trào thơ mới, Vũ Đình Liên là một hồn thơ đôn hậu, giàu tình người. “Ông đồ” là một tuyệt tác, viết bài “Ông đồ” nhà thơ đã thể hiện niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, vừa là nỗi tiếc nhớ những cảnh cũ người xưa.
Bài thơ dựng lên hai hình ảnh trái ngược của Ông đồ :
* Ông đồ của một thời được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Nho học đang có địa vị vững chắc :
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“ Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
* Thời vàng son không còn nữa, ông đồ giờ đây trở nên lạc lõng, đáng thương ;
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu ...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
- Thể thơ 5 chữ được sử dụng một cách uyển chuyển đã được đạt được tình cảm sâu sắc của tác giả, hình ảnh thơ chọn lọc gợi ta gây được ấn tượng mạnh.
Nói chung, bài thơ Ông đồ thể hiện khá tập trung hai nội dung chính trong thơ Vũ Đình Liên : Tâm sự nhớ tiếc một thời gian đã qua và tấm lòng thương mến đối với “ những người muôn năm cũ”.
Bài thơ là một kiệt tác của Vũ Đình Liên và là một kiệt tác của phong trào thơ mới. Bài thơ đã chạm được đến “ mối sầu nhân thế” có tính chất tổng quát của toàn nhân loại. Nó gợi lên trong thăm sâu tâm hồn người đọc bóng dáng của một thời vàng son, đã vĩnh viễn trở thành dĩ vãng. Năm tháng vẫn tuần hoàn : Tết vẫn đến, hoa đào vẫn nở ... Chỉ có đời người buộc phải đổi thay. Cái mất đi ngày qua, nhiều khi khiến chúng ta phải nao lòng.
Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Alan
Xem chi tiết
bui vo tri toan
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Huong Tran
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Dung Phạm
Xem chi tiết
Lê Thị Huyền Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Cao
Xem chi tiết