Câu 1: Đốt cháy 24,8 gam photpho trong bình chứa 34 gam khí oxi, tạo thành điphotpho pentaoxit. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì chất còn dư và khối lượng dư là:
A. Photpho, dư 16,8 gam B. Khí oxi , dư 2gam
C. Khí oxi, dư 8,4 gam D. Photpho, dư 4 gam
Câu 2: Đốt cháy 3,1 gam phốt pho trong bình chứa 2,8 lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng chất nào còn dư ?
A. Hai chất vừa hết B. không xác định được
C. Oxi dư D. phốt pho dư
Câu 3: Đốt cháy 6,2 g phốt pho trong bình chứa 6,72 lít (đktc) khí oxi. Khối lượng chất P2O5 tạo ra là:
A. 15,2 g B. 17,2 g C. 14,2 g D. 16,2 g
Câu 4: Đốt sắt trong khí O2 ta thu được oxit sắt từ Fe3O4. Muốn điều chế 23,2g Fe3O4 thì khối lượng Fe cần có là:
A. 13,8g B. 16,8g C. 14,8g D. 12,8g
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế cùng thể tích O2 (ở cùng điều kiện). Dùng chất nào dưới đây để có khối lượng nhỏ nhất
A. KClO3 B. KMnO4 C. H2O D. KNO3
Câu 6: Cho các oxit sau CuO, Al2O3, K2O, SO3. Tỉ lệ % Oxi trong oxit nào lớn nhất ?
A. Al2O3 B. K2O C. CuO D. SO3
Câu 7: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí ?
A. Sự hô hấp của các động vật B. Sự gỉ của cá vật dụng bằng sắt
C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự cháy của than, củi, bếp ga
Câu 8: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đktc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là:
A. 6,5 g B. 6,8 g C. 7g D. 6.4 g
Câu 9: Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a) Chất nào còn dư, chất nào thiếu?
A. Photpho còn dư, oxi thiếu B. Photpho còn thiếu, oxi dư
C. Cả hai chất vừa đủ D. Tất cả đều sai
b) Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?
A. 15,4 g B. 14,2 g C. 16 g D. Tất cả đều sai
Câu 10: Có một số công thức hoá học oxit được viết thành dãy như sau, dãy nào không có công thức sai?
1. CO, O3, Ca2O, Cu2O, Hg2O, NO 2. CO2, N2O5, CuO, Na2O, Cr2O3, Al2O3
3. N2O5, NO, P2O5, Fe2O3, Ag2O, K2O 4. MgO, PbO, FeO, SO2, SO4, N2O
5. ZnO, Fe3O4, NO2, SO3, H2O2, Li2O
A. 1, 2 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 D. 1, 3, 5
Nung nóng hỗn hợp A gồm Al và oxit Fe3O4 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B . Chia B thành 2 phần bằng nhau , cho phần 1 phản ứng dịch NaOH lấy dư thu được 3,36 lít khí .Cho phần 2 phản ứng với axit HCl lấy dư thu được 6,72 lít khí
1,Viết các phương trình phản ứng
2,Tính số gam A , số gam B và % khối lượng mỗi chất trong B
Khử 8 gam CuO bằng khí H2. sau phản ứng tạo thành Cu và H2O.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính số gam Cu thu được.
c) Tính thể tích khí H2 cần dùng.
Khi phân hủy hoàn toàn 24,5 gam muối Kali clorat KClO3, thu được 9,6 gam khí oxi và muối Kali clorua KCl a. Lập phương trình hóa học của phản ứng b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng c. Tính khối lượng muối kali clorua KCl thu được?
Người ta dùng 4,48 lít khí H2 (dktc) để khử 17,4 gam oxit sắt từ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn A
a) Tính m
b) Để hòa tan một lượng chất rắn a ở trên cần vừa đủ V (ml) dung dịch HCl 1M. Tính V và khối lượng muối thu được sau phản ứng
Muối Kaliclorat bị phân hủy theo sơ đồ: KClO3-----nhiệt-----> KCl + O2
a) lập PTHH của phản ứng xảy ra
b) nếu đem phân hủy 12,25 g KClO3 thì sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại ( KCl) sau phản ứng là 7,45 g.xác định khối lượng khí oxi tạo thành
c) nếu đem phân hủy (a)g KClO3 thì sau phản ứng khối lượng giảm đi 0,96 g. mặt khác nếu đem phân hủy 2a gam KClO3, thì sau phản ứng khối lượng chất rắn là 2,98 g. tính a
hòa tan hoàn toàn 2,7g al vào dung dịch hcl
.a>tính khối lượng hcl đã dùng .b>tính thể tích h2 (đktc) thu được sau phản ứng?P.c>nếu dùng toàn bộ lượng khí h2 bay ra ở trên đem khử 20g bột cuo ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư?dư bao nhiêu gam?cho 10.8 gam nhôm vào bình chứa 3.36 lít khí O ở ĐKTC. Đốt nóng để phản ứng xảy ra. Tính khối lượng của các chất sau phản ứng kết thúc