Tiêu hóa ở khoang miệng: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
Tiêu hóa ở dạ dày: Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ hoạt động của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng ở môn vị.
Tiêu hóa ở ruột non:(mik hk bt nữa xin lỗi nha!)
* Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
- Biến đổi lí học: thức ăn được làm mềm nhuyễn, đảo trộn cho thấm đẫm nước bọt và tạo viên vừa nuốt
- Biến đổi hóa học: Loại thức ăn được biến đổi hóa học ở khoang miệng là gluxit (tinh bột). VD: cơm, bánh mì. . . Một phần tinh bột trong thức ăn được enzim amilaza trong tuyến nước bột biến đổi thành đường man-tô-dơ
* Biến đổi thức ăn ở dạ dày
- Biến đổi lí học: dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức ăn và nhào trộn thức ăn với dịch vị cho thấm đều
- Biến đổi hóa học: Loại thức ăn được biến đổi hóa học ở dạ dày là p-rô-tê-in. VD: thịt, trứng, cá, . . . Một phần p-rô-tê-in trong thức ăn được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các chuỗi p-rô-tê-in ngắn gồm từ 3 đến 10 axit amin.
* Biến đổi thức ăn ở ruột non:
- Biến đổi lí học: sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, đồng thời tạo lực đẩy đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
- Biến đổi hóa học: Nhờ nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được:
Tinh bột -> Đường đơn
Protein -> Axit amin
Lipit -> Axit béo + gly-xê-rin
axit nucleic -> các thành phần của nucleotit