*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn.
Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào?
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ?
Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có gì độc đáo?
Câu 4: Có ý kiến cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng. Em hiểu như thế nào về ý kiến này?
Câu 5: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó? Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối diễn ra như thế nào? Vì sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ đó?
Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng
GIÚP MK VS Ạ
Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao :" Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." ( Đời thừa )
Gợi ý:
- Giải thích : Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có là gì? .....
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
AI GIÚP LÀM GẤP MẤY BÀI VĂN NÀY NHA, ĐẦY ĐỦ Ý, LÀM NHANH ĐỂ MÌNH THAM KHẢO.
NGHỊ LUẬN VỀ VĂN XUÔI
BÀI 1 : Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
BÀI 2: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
BÀI 3 : Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
BÀI 4 : Làm rõ tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tả. (Hai đứa trẻ)
BÀI 5 : Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Trích “Vội vàng” - Xuân Diệu)
Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2. Phép điệp “này đây” được đặt ở những vị trí nào trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật qua việc xếp đặt đó.
Câu 3. Cụm từ “tuần tháng mật” được hiểu như thế nào?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) phân tích cái mới trong câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để làm sáng tỏ nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
TỰ TÌNH (Bài I) Hồ Xuân Hương
Tiếng gà văng vằng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rề rĩ,
Sau giận vì duyên đềể mõm mòm,
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đầu đã chịu già tom!
(Thơ Hồ Xuân Hương,NXB Văn học,năm 1999)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đưoc sử dụng trong hai câu thơ? Trước nghe những tiếng thêm rề rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm
Câu 4: Qua văn bản bài thơ, em cảm nhận như thế nào về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
1) Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em.Cùng bình luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em.
2) Sưu tầm và phân tích một vd thực tế để thấy rằng nếu trong khi nói và viết chúng ta không chú ý đến tính mạch lạc của văn bản thì người nghe người đọc sẽ không thuận lợi trong việc theo dõi tiếp nhận nội dung của văn bản đó
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng j của nhà thơ
Câu 3: Bạn hiểu thế nào là "bàn tay vãi giống" ấy ?
Câu 4: Nêu tên và phân tích một phép tu từ trong đoạn thơ
Trẻ, ngỡ mình nặng nhất
Già, biết mình nhẹ tênh
Thời gian như rìu sắc
Đẽo bạc cả đầu xanh
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
2. Xác định biện pháp tu từ ở 2 câu thơ đầu bài thơ. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó
3. A/c có nhận xét gì về cách sử dụng hai từ " ngỡ" và " biết" trong bài thơ
4. Đọc bài thơ này, có người nhận xét rằng: bài thơ đã đem đến cho người đọc cái giật mình nhận thức. A/c có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
Giúp em với em đang cần gấp