Bài thơ trong lời mẹ hát ai là nhân vật trữ tình xuất hiện khi nào ?
"Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"
(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
Viết 5-7 câu làm rõ tính hình tượng hoặc làm rõ tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản trên.
Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.
Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều)
Câu 1: Theo tác giả, trẻ em ngày nay mắc bệnh ái kỷ là do đâu ? (0.5đ)
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ? (0.5đ)
Câu 3: Theo anh chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác ? (1.0đ)
Câu 4: Từ những hậu quả nghiêm trọng của bệnh ái kỷ, em hãy đưa ra những giải pháp để hạn chế căn bệnh này. (2.0đ)
1.Hãy hệ thống các tình tiết hóa thân kì ảo của nhân vật Tấm.
2.Chặng thứ hai mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám diễn ra như thế nào? (Tấm thành Hoàng Hậu).
3.Bốn lần giết Tấm một cách quyết liệt đã chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám?
4.Những lần hóa thân của Tấm nói lên điều gì?
5.Vì sao trong chặng này Bụt không xuất hiện( Chặng 2 khi Tấm thành Hoàng Hậu)? Em có đồng ý với cách trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám không? Vì sao?
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.
Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…)
Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”
Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?
Hìn ảnh người mẹ hiện nên như nào trong bài bấm ơi
Cho con gánh me một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan....
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
1. Nêu cảm xúc chủ đạo được thể hiện trong văn bản trên
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của 1 biện pháp tu từ
Mng giúp em với ạ, em cảm ơn.
Trong truyện cổ dân gian, nhân dan đã dùng nhữnh hình ảnh phi thường để thể hiện khát vọng chiến thắng của mình. Hãy c/m nhận định và lấy một số dẫn chứng tiêu biểu (ngữ văn 10 )