Để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t chúng ta có thể nhìn vào đồ thị quãng đường – thời gian.
Để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t chúng ta có thể nhìn vào đồ thị quãng đường – thời gian.
Từ đồ thị ở Hình 10.2:
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.
b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.
c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành.
Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6h30min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h30min.
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.
b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình.
Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.
Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
2. Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?