Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Tấn Dũng
Thế nào là Phó Từ? có những loại Phó Từ nào?
๖ۣۜTina Ss
21 tháng 1 2017 lúc 11:44

* Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

* Phó từ gồm hai loại lớn:

a) Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Thường bể sung ý nghĩa về quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự phủ định; sự cầu khiến.

b) Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Thường bổ sung ý nghĩa về mức độ; khả năng; kết quả và hướng.

Thảo Phương
21 tháng 1 2017 lúc 12:12

– Phó từ là những phụ từ đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, cách thức, mức độ hay kết quả của hành động, hoạt động.

– Phó từ chỉ thời gian là những phụ từ dùng để thể hiện ý nghĩa thời: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng. Điểm đặc biệt của các phó từ nhóm này là chúng không chỉ được dùng để thể hiện thời tuyệt đối mà còn có thể dùng để thể hiện thời tương đối. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải có điểm quy chiếu để phân biệt rõ thời gian của các sự kiện hay đặc trưng tính chất. Ví dụ: Trong câu:
Ngày mai anh đã lên đường rồi à? Tôi nghĩ là 5 ngày nữa chứ!
thì đã biểu thị thời quá khứ tương đối (ngày mai) so với thời điểm quy chiếu trong tương lai: ‘5 ngày nữa’.

– Phó từ phủ định: không, chưa, chẳng(chả). Các phó từ không và chẳng thường đi với các động từ và tính từ để biểu thị ý nghĩa phủ định, nhưng chúng cũng có thể đi với các danh từ, đại từ để phủ định sự tồn tại của sự vật hay hiện tượng. Ví dụ:
– Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn.” (Tố Hữu)
Không gì có thể so sánh với vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
Không ai ở đây không biết nó.

– Phó từ tạo câu mệnh lệnh: hãy, đi, đừng, chớ. Trong khẩu ngữ, hãy thường được thay thế bằng hẵng. Ví dụ:
Chúng ta hẵng (hãy) nghỉ một chút đã!
Các phó từ đừngchớ dùng để bày tỏ lời yêu cầu hay khuyên bảo người nghe không thực hiện hoặc ngừng thực hiện một hành động nào đó. Ví dụ:
– Chị đừng đi chuyến tàu này!
Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba!
Khi cần làm rõ yêu cầu người nghe ngừng tiến hành một hành động, có thể kết hợp chúng với nữa. Ví dụ:
Đừng chơi với nó nữa!
Nói chung, đừngchớ có nghĩa giống nhau, tuy nhiên chớ thường có ý nghĩa răn đe nhiều hơn.

– Phó từ chỉ sự đồng nhất hay lặp đi lặp lại: cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ, mãi, nữa.
+ cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ là những phó từ đứng trước vị từ.
+ mãi, nữa là những phó từ đứng sau vị từ.
+ Riêng phó từ lại có thể đứng trước hoặc sau động từ.
+ Từ cũng có thể được thay thế bằng từ vẫn trong trường hợp nó được dùng để biểu thị sự mâu thuẫn hay trái ngược của sự kiện. Khi ấy chúng thường được kết hợp với các từ tình thái như: phải, bị, hoặc phó từ phủ định không. Ví dụ:
– Ốm gần chết cũng phải đi/ Ốm gần chết vẫn phải đi.
– Rẻ thế chứ rẻ nữa cũng không mua.
+ Từ cứ ngoài việc biểu thị sự không thay đổi của hành động, hoạt động hay trạng thái còn được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến. Ví dụ:
– Anh cứ nói với nó là tôi không cho vay!
+ Từ lại có thể được kết hợp với nữa khi đứng trước động từ để biểu thị sự tiếp tục của hành động, nhưng khi đi sau động từ để biểu thị sự lặp lại của hành động thì không thể kết hợp trực tiếp với nữa. Ví dụ: Có thể nói:
Họ lại uống nữa.
nhưng không thể nói: “Chị ấy đọc lại cuốn sách ấy nữa.” mà phải nói: “Chị ấy đọc lại cuốn sách ấy một lần nữa.”.
– Phó từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, khí, hơi.
+ Các từ rất, khá, khí, hơi đều đứng trước các tính từ và động từ, còn quá, lắm thì đi sau.
+ Khi quá đứng trước tính từ hoặc động từ thì nó dùng để chỉ mức độ nhưng khi đi sau tính từ hoặc động từ, nó còn có nghĩa như một thán từ. Ví dụ:
Cái áo này quá chật.
Cảnh ở đây đẹp quá!
+ Trong một số trường hợp, các từ rất, quá, lắm có thể đi với danh từ, ví dụ:
rất sinh viên
quá lời
quá chén
lắm tiền
+ Hai phó từ khá khí thường có nghĩa giống nhau, nhưng ‘khí’ có phạm vi sử dụng hẹp hơn ‘khá’ và có thể có nghĩa tiêu cực (chê bai, mỉa mai), vì thế thường chỉ đi với những từ biểu thị ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Có thể nói:
Thức ăn ở đây khá rẻ.
nhưng không nói: Thức ăn ở đây khí rẻ.
hoặc có thể nói:
Chị ấy khá đảm đang.
nhưng không thể nói: Chị ấy khí đảm đang.

– Phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra.
Các phó từ này đều đứng sau vị từ để chỉ kết quả của hoạt động hay hành động. Ví dụ:
Xuýt nữa tôi quên mất.
Nó không đậy, nên chuột ăn mất hai cái bánh.
Tôi nghĩ ra một cách để đuổi khéo nó.
Phải mất hai năm trời công an mới tìm được thủ phạm vụ giết người cướp của.
– Phó từ chỉ hướng diễn biến: ra, lên, đi, lại.
Tất cả các phó từ này cũng đều đứng sau vị từ để chỉ hướng diễn biến của quá trình.
+ Các phó từ ra, lên dùng để chỉ hướng diễn biến tích cực hoặc được coi là tích cực. Ví dụ:
– Dạo này trông anh có vẻ béo lên một chút.
– Đi tắm biển về, ai cũng thấy khỏe ra.
+ Các phó từ đi, lại dùng để chỉ hướng diễn biến tíêu cực hoặc được coi là tiêu cực. Ví dụ:
– Khí hậu trái đất càng ngày càng xấu đi.
– Bị ốm hơn một tháng, người nó quắt lại.
– Phó từ biểu thị sự đánh giá bất lợi: cho, phải.
Các phó từ này đều đứng sau vị từ để biểu thị sự đánh giá tiêu cực đối với hàng động hay hoạt động. Ví dụ:
– Anh không nên làm thế, người ta cười cho.
– Ai cũng thương chị Lan lấy phải người chồng nghiện hút.

– Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, thường xuyên, luôn, luôn luôn.
+ Các phó từ thường, hay, năng chỉ đứng trước vị từ. Riêng các phó từ thường và hay còn có thể kết hợp với nhau. Ví dụ:
Anh năng đi lại, mẹ thày em thương.
Về mùa này, Sa Pa hay có sương mù.
Những người hiền lành thường hay yếu đuối.
+ Phó từ luôn thường đứng trước vị từ để biểu thị tần số của hành động hay hoạt động. Khi đi sau vị từ, nó còn có thể biểu thị cách thức của hành động hay hoạt động. Ví dụ:
Ở châu Âu, tôi luôn cảm thấy khô miệng.
Tôi gặp nó luôn.
Không thấy ai, nó lấy luôn hai quả cam cho vào túi.
+ Các phó từ thường xuyênluôn luôn có thể đứng trước hoặc sau vị từ mà ý nghĩa không thay đổi. Ví dụ:
Họ thường xuyên vắng nhà./ Họ vắng nhà thường xuyên.
Người già luôn luôn mất ngủ./ Người già mất ngủ luôn luôn.

anh nguyet
8 tháng 4 2019 lúc 20:04

1) -Phó từ là những từ đi kèm động từ, tính từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa.

2) - có 7 loại phó từ:

+ chỉ quan hệ thời gian.

+ chỉ mức độ.

+ chỉ sự tiếp diễn tương tự.

+ chỉ sự phủ định.

+ chỉ sự cầu khiến.

+ chỉ khả năng.

+ chỉ kết quả và hướng.


Các câu hỏi tương tự
ﺹGàღČøñ彡
Xem chi tiết
ThiênÝ Trần
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Ngô Thi Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lê An Nguyên
Xem chi tiết
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Thái Lâm Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết