13. Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh
A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.
D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.
14. Hình thức đấu tranh giành chính quyền ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. B. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh bằng con đường ngoại giao.
15. Theo em, biến đổi quan trọng nhất của châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập. B. tình hình chính trị không ổn định.
C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai. D. tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
“Kế hoạch Macsan” là biện pháp gắn với mục tiêu nào trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?Đán áp phong trào dân chủ, tiến bộ trên thế giới.Lôi kéo các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.Xóa bỏ hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.Tiếp tục chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
Nêu các xu thế sau chiến tranh lạnh? Theo em, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?
39. Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thức hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Được sự giúp đỡ của Mĩ.
40. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân Nam Phi là gì?
A. chủ nghĩa thực dân cũ bị xóa bỏ ở Châu Phi.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi – sào huyệt cuối cùng đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.
D. hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.
Câu 26: Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình chung của các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tiếp tục chịu sự bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ song đều thất bại.
C. Phong trào đấu tranh lên cao, hầu hết các nước giành được độc lập.
D. Phong trào đấu tranh lên cao, chỉ một số ít các nước giành được độc lập.
Câu 27: Nội dung nào không phản ánh tình hình của các nước châu Á nửa sau thế kỷ XX?
A. Tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập, ổn định và phát triển.
B. Là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
C. Một số nước diễn xung đột tranh chấp biên giới,lãnh thổ hoặc phong trào li khai.
D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị, ngăn cản phong trào cách mạng.
Câu 28: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Châu Á hiện nay là
A. một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.
B. không ổn định, còn nhiều xung đột, tranh chấp.
C. sự chênh lệch rõ rệt, cách biệt của các quốc gia.
D. khu vực phát triển mạnh nhất trên thế giới.
Câu 29: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1 - 10 - 1949) có ý nghĩa lịch sử gì?
A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
B. Kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
C. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc, đưa đất nước Trung Quốc tiến lên xây dựng CNXH.
D. Tạo đối trọng với Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự giữa Mĩ và các nước XHCN.
Câu 30: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế là
A. hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
B. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng CNXH.
C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. báo hiệu sự kết thúc ách thống trị của chế độ phong kiến trên đất nước Trung Hoa.
Câu 31: Trung Quốc phải tiến hành cải cách - mở cửa vào năm 1978 do
A. tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
B. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C. Trung Quốc bị khủng hoảng về mọi mặt.
D. sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô.
Câu 32: Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra
A. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.
B. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - chính trị.
C. chính sách “cộng sản thời chiến” và phong trào “Đại nhảy vọt”.
D. đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.
Câu 33: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là
A. kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).
C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết.
D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.
Câu 34: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Câu 35: Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
A. 9 nước. B. 10 nước. C. 11 nước. D. 12 nước.
20. Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế.
B. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
21. “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. SEV. B. ASEAN. C. NATO. D. EU.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san nhằm:
A,lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô
B,áp đặt chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.
C,thúc đẩy liên kết kinh tế - chính trị ở Châu Âu.
D,xoa dịu mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là gì?
A. Các nước Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh vẫn bị nô dịch.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục bùng lên mạnh mẽ song thất bại.
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản bị sụp đổ.
D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng lớn mạnh.
Câu 18: Khu vực giành được chính quyền cách mạng sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đông Nam Á B. Nam Á.
C. Bắc Phi. D. Mĩ La-tinh.
Câu 19: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.
Câu 20: Những nước nào tuyên bố giành được độc lập ở Đông Nam Á năm 1945?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan. D. Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 21: Hình thức đấu tranh giành chính quyền ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấu tranh chính trị. B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 22: Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới?
A. Miền Nam châu Phi. B. Miền Đông châu Phi.
C. Miền Bắc châu Phi. D. Miền Tây châu Phi.
Câu 23: Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi là sự tan rã hệ thống thuộc địa của
A. Anh. B. Mỹ. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha.
Câu 24: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là
A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 25: Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc, thực dân.
C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.
33. Năm 1994, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu?
A. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
B. Đại hội dân tộc Phi (ANC) tiến hành đại hội.
C. Nen-xơn Man-đe-la được trả tự do.
D. Diễn ra cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi và Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống.
34. Đối với nhân dân châu Phi, cuộc đấu tranh nào còn gian khổ, lâu dài hơn cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do?
A. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. B. Chống phân biệt chủng tộc.
C. Chống khủng bố. D. Bảo vệ bản sắc dân tộc.
35. Chính sách đối ngoại của Liên Xô thực hiện từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX nhằm
A. bảo vệ hoà bình thế giới. B. đối đầu với các nước Tây Âu.
C. muốn làm bạn với tất cả các nước. D. quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN.