Lời hát qen thuộc đối với người con đất Việt. Lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, về với tà áo dài duyên dáng Việt.
Áo dài là một loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Ngày nay, áo dài được coi như là quốc phục. Áo dài thường được may bằng chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại. Chuyện kể rằng, xưa kia, những loại gấm tơ tằm được dệt lên từ bàn tay của những người nông dân chăm chỉ cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ. Rồi sáng tạo ra chiếc áo d...
Đọc tiếp
Lời hát qen thuộc đối với người con đất Việt. Lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, về với tà áo dài duyên dáng Việt.
Áo dài là một loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Ngày nay, áo dài được coi như là quốc phục. Áo dài thường được may bằng chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại. Chuyện kể rằng, xưa kia, những loại gấm tơ tằm được dệt lên từ bàn tay của những người nông dân chăm chỉ cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ. Rồi sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống thay thế cho những chiếc áo tứ thân hay váy thâm xòe của người Việt Nam. Vào thế kỷ 18, chiếc áo dài ra đời là bước nhảy vọt về trang phục và văn hóa của người Việt Nam.
Gọi là áo dài bởi theo cấu tạo của áo, thân áo gồm hai mảnh bó sát eo người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong hai tà áo thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước di chuyển duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn vẽ lên vẻ đẹp yêu kiều của người con gái. Chiếc quần của áo dài được may theo kiểu quần ống rộng bẳng vải đồng chất, đồng màu với chiếc áo hay màu trắng nâng đỡ cho tà áo, làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục thêm mượt mà duyên dáng gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã bao nhiêu thập kỉ trôi qua, nhưng hình ảnh những cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong tà áo dài trắng tinh khôi vẫn như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Ngày nay trang phục ấy đã trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn cả nước.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Chiếc áo dài được ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát(1739 – 1765). Chiếc áo dài được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Chiếc áo dìa đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, giống với áo tứ thân nhưng hai tà trước không buộc lại và mặc cùng với váy thâm đen. Trải qua nhiều hình dáng kiểu cách áo dài khác nhau, cuối cùng chiếc áo dài Việt dừng lại ở kiểu truyền thống và cách tân. Áo dài truyền thống có cổ áo cao từ 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cổ cao ba ngấn thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, để phù hợp với nhiều gu thẩm mĩ khác nhau của người phụ nữ, cổ áo được biến tấu với nhiều kiểu như cổ tròn, cổ chữ u, cổ trái tim… Tiếp đến là phần thân áo. Thân áo được tính từ cổ áo xuống đến phần eo. Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc,ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Thiết kế này giúp làm nổi bật eo thon của người phụ nữ, làm cho đường cong của người phụ nữ được khai thác triệt để. Cúc áo dài thường là cúc bấm, dduwoj cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo của thân áo là hai tá áo xẻ hai bên hông. Hai tà áo này cũng chính là lí do gọi trang phục này là áo dài. Hai ta của áo dài bắt buộc phải dài qua gối. Tay áo dài được tính từ vai. Chiều dài của ống tay cũng rất đa dạng. Có thể kéo dài đến cổ tay hoặc đôi khi chỉ lửng đến cổ tay hoặc ngắn đến bắp tay. Ngày nay, chất liệu may áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Áo dài ngày nay được xem như một trang phục truyền thống, vừa là một biể tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài không chỉ là đồng phục của những nữa sinh trung học mà còn trở thành trang phục công sở của nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là ngành hàng không, giáo viên, nhân viên bưu điện, viễn thông…
Do chất liệu mềm mại của áo dài nên cần phải được bảo quản một cách rất kĩ càng. Nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt tay, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, là(ủi) dưới nhiệt độ vừa phải. Hình ảnh người phụ nữ Việt mặc áo dài nón lá đội đầu đã là hình tượng không thể xóa nhòa. Nó đã trở thành tượng đài tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt nam.
Ngày nay, do xu hướng hiện đại, áo dài mặc dù không là trang phục chính mặc thường nhật nhưng nó vẫn giữu vững vị trí là quốc phục của đất nước Việt Nam. Hình ảnh ta áo dài thướt tha trong gió thực sự không thôi hết quyến rũ trong mắt người nhìn. Yêu lắm tà áo dài Việt đã đi vào lịch sử, là biểu tượng của phái đẹp, là nét văn hóa tâm hồn Việt.
Kim Oanh