Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quỳnh Trang

Tản mạn về một con sông.

Phạm Ngân Hà
28 tháng 5 2017 lúc 20:39

Ngược lên Lào Cai, ở bên bờ đúng cái quãng "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", tôi đã có dịp ngắm nhìn con sông vào một buổi chiều lộng gió. Dòng sông như một dòng kẻ của tự nhiên phân chia biên giới Trung - Việt. Ở đầu nguồn đoạn sông Hồng chảy vào nước Việt, con sông yên bình và hiền hòa, những thuyền đánh cá của cư dân hai nước êm đềm khua chèo trên sông. Quãng sông chảy qua địa phận Lào Cai không quá hùng vĩ như khi xuôi chảy về phía Nam.

Cái khoảng sông Hồng ở đoạn nhập quốc tịch Việt Nam luôn có cái niềm xa vắng mênh mông như thế. Khó ai tưởng tượng rằng, khi con sông xuôi xuống phía Nam, chảy qua 9 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định, sông đã mang bao phù sa góp phần hình thành nên một trong những nền văn minh quan trọng nhất của nước ta. Đó là nền văn minh sông Hồng.

Sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh thành nhưng có lẽ nơi để lại dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Tôi cho rằng, khi Lý Công Uẩn ra đất Thăng Long lần đầu đã kinh lý bằng đường thủy và khi thấy cảnh bát ngát, rộng lớn của sông Hồng, những bãi phù sa giàu có, những làng xóm đông đúc ven sông, nhà vua đã nhanh chóng hạ chỉ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong chiếu dời đô, chính ông đã viết rằng vùng đất này "Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam-bắc-đông-tây, tiện nghi núi sông sau trước". Cái ý "tiện nghi núi sông sau trước" hẳn là nói đến sông Hồng, khi đó còn mang tên Nhị Hà.

Trên đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, ở bến Chương Dương (nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín) là nơi tướng quân Trần Quang Khải vào năm 1285 đã có một trận đánh lẫy lừng khiến giặc Nguyên Mông khiếp vía, buộc chúng phải rút chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Và cũng chính trên con sông Hồng này, đoạn chảy qua khu vực nội thành, vào năm 1882, giặc Pháp đã bắn đại bác vào thành Hà Nội, chứng tích còn ghi trên mặt thành Cửa Bắc lỗ chỗ vết đạn, lưu dấu một giai đoạn bi tráng trong lịch sử Hà Nội.

Sông Hồng ghi dấu những thăng trầm của lịch sử, nhưng con sông cũng góp phần làm cho Thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Càng xuôi về Nam, sông Hồng càng mở rộng và có nhiều chi chưu thuận lợi cho giao thông đường thủy và mỗi cây cầu bắc qua sông cũng mang một điểm nhấn của quá khứ và hiện tại.

Những học sinh lớp 6 đã từng được biết đến văn bản "Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. Cây cầu như con rồng sắt khổng lồ. Ít ai để ý rằng cầu Long Biên là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hồng và cũng là cây cầu duy nhất của thủ đô mà phương tiện di chuyển theo hướng tay trái (do kiến trúc của người Pháp). Cầu Thăng Long cũng là một cây cầu nổi tiếng. Bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận đã lấy cảm hứng từ cảnh vật bên dưới cầu Thăng Long.

Tôi đã nghe nói nhiều về những dự án trên sông Hồng và trên bờ sông. Mong rằng trong tương lai gần, sông Hồng sẽ chuyển mình giúp Thủ đô càng đẹp giàu, văn minh. Như sông Hàn của Hàn Quốc, như sông Seine của Pháp, như sông Hoàng Phố của Trung Quốc,... Sông Hồng có đủ niềm tự hào, lịch sử, sự hùng vĩ và giàu có để góp phần biến Thủ đô thành một trong những thành phố văn minh và giàu đẹp nhất.

Sông Hồng ơi, sao nhớ và yêu đến thế!

(Không sao chép ở đâu cả đấy nhé Nguyễn Quỳnh Trang)

qwerty
28 tháng 5 2017 lúc 20:42

Hôm nào cx tản mạn vậy trời @@

Tran Ngoc Hoa
28 tháng 5 2017 lúc 21:07
Ở cái tuổi xế chiều, những lúc thư thái bạn bè chúng tôi thường hay rủ nhau đi bách bộ quanh làng, nhất là hay xuống đầu cầu dòng sông Cái, ngồi với nhau chiêm nghiệm cuộc đời, ôn lại những kỷ niệm dòng sông quê.

Con sông Cái xưa có chiều rộng đến ba cái sào thuyền, dài vài km, chảy song hành theo điền trang Tri Chỉ thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đứng ở đầu cầu thả tầm mắt, dòng sông Cái như chiếc đòn gánh bạc màu cong cong mang nặng trên đầu hai vựa lúa vàng óng.Ngày trước, chưa có đê ngăn sóng, thuyền bè đi lại thông thương, chiều chiều những cánh buồm nâu căng gió từ biển rộng chạy vào như những cánh bướm khổng lồ chập chờn trên sóng lúa. Sông Cái xưa có tên là dòng Xích giang, là tên trong tiền sử. Theo các cụ kể lại, “Xích” là đỏ, có thể dòng sông mang nặng phù sa, thắm đỏ hay trong chiến thắng oanh liệt “Thủy chiến cửa Đại Bàng”, máu giặc Nguyên Mông đã nhuộm đỏ dòng sông nên người dân đặt tên như thế. Xích giang đi vào truyền thuyết khi triều đại nhà Trần cắm đất Tri Chỉ làm trang ấp ban cho các tướng sĩ có công gìn giữ giang sơn, mở mang bờ cõi.

Ngày còn nhỏ, mỗi khi hè về, trẻ trâu chúng tôi chơi trò quân xanh, quân đỏ, mở trận vượt sông, có những đứa mới bơi ra đến giữa dòng sông đã mệt nhoài, may có bác quăng chài chao vớt mới thoát nạn. Những đứa bạn gái chân yếu tay mềm chỉ thích chơi thả thuyền bằng lá cây vông; những chiếc lá vông như hình trái tim nối đuôi nhau dập dềnh trôi dạt.

Dòng sông Cái thuỷ chung, chiu chắt con cá, con tôm như của hồi môn sông mẹ trao con. Sông Cái thông nước với biển nên rất nhiều cá, lũ trẻ chúng tôi thường theo người lớn đi úp nơm. Lần nào đi úp nơm cũng được cá, có những lần được cá to, đầu cá đóng chặt miệng nơm trên, đuôi còn chờn vờn ra ngoài miệng nơm dưới. Người dân quê tôi thường bảo nhau “Tháp Mười đã hơn gì sông Cái quê ta”.

Những buổi chiều mở cống Cái đưa nước vào cánh đồng, vực trong cống như ngày hội “nghề bắt cá”, xăm, te, vó, lưới bao nhiêu thứ đồ nghề chen nhau thao tác, vòng trong, vòng ngoài. Tiếng nói, tiếng cười âm vang cả một khúc sông vùng bãi.

Người vùng biển có biệt tài cất vó ngửa. Họ bơi đứng hàng giờ ở độ sâu vài ba mét nước, dìm cái vó ngầm dưới nước ở tư thế ngửa, thi thoảng dùng sức cất cái vó lên cũng ở tư thế ngửa, vớ đàn cá ăn nổi, kiếm được cả hàng yến cá. Những buổi bãi ngoài rặc nước, một đạo quân hùng mạnh già, trẻ, gái, trai lưng mang những cái giỏ bồ, vai vác những chiếc cần câu dài trông như một đơn vị thông tin hành quân. Dân làng tôi đi câu con cáy, con còng về làm mắm ăn, thứ đặc sản nổi tiếng tới bây giờ. Rồi mùa tháng mười gặt hái, nước tháo kiệt đồng, cá tôm dắt cạn phơi trắng ruộng. Ngày 10-10 Tết cơm mới, toàn dân đi đánh cá sông cứ vui vẻ như trảy hội.

Những lúc ngồi ngắm trăng thu, hồi tưởng về sông quê, âm thanh, màu sắc đến xốn xang, tôi nghe rất rõ tiếng cá đớp mồi tơm tớp dưới tán cây sú bần bên lạch nước; tiếng tôm búng lao xao mặt nước, tiếng cá vược đuổi mồi phá vỡ vầng trăng trong đáy nước sóng sánh, cả dòng sông như có ai dát vẩy vàng, vảy bạc và triệu triệu tinh tú mênh mang cả một vùng sông nước bãi triều.

Sóng nước dòng sông êm đền cứ thì thầm muôn thưở, như tiếng ru hời à ơi con trẻ. Bao mùa mưa, bao mùa măng tre cóc cọc, những đứa trẻ chúng tôi đã lớn lên theo thời gian cùng dòng chảy sông quê. Có người trở thành ngư dân gắn bó với sóng gió quê biển, có người là kỹ sư, bác sĩ, là chiến sĩ công binh nối cầu cho những dòng sông; anh lính phòng không buông diều chạy dọc hai bờ sông Cái cho nhiễu loạn đường bay của máy bay giặc Mỹ từ biển đông vào đánh phá Thị xã Thái Bình...

Chúng tôi ra đi trên khắp các nẻo đường đất nước, đều bắt đầu từ bến sông quê, sau nhiều thập kỷ, ngày trở về với dòng sông quê không thể đủ đầy bè bạn, ngồi với nhau ngẫm suy về dòng sông quê xưa và nay mà thấy cay cay khóe mắt.

Ra đi từ dòng sông Cái, có người bạn già trở về thăm quê, cứ tần ngần, bỡ ngỡ như tưởng mình lạc lối. Quê hương tôi đổi thay đến chóng mặt, tất cả các tuyến đường giao thông trong xã được nhựa hóa, bê tông hóa, nhà mái bằng, nhà cao tầng mọc lên san sát như những bức tường thành che khuất cảnh làng quê. Ngôi đình Cả là một trong 13 ngôi đình của cả tỉnh Thái Bình còn giữ được các nét văn hoá cổ xưa ẩn khuất ở ngã tư làng càng tăng thêm nét cổ kính cho quê biển.

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi”, giờ đây, ngày ngày đi bên dòng sông Cái, ký ức xưa về dòng sông Cái êm ả thanh bình, cá tôm đầy ắp cứ cuộn về trong tôi.

Phạm Ngân Hà
29 tháng 5 2017 lúc 10:02

Tập làm văn lớp 6Tập làm văn lớp 6

Adorable Angel
28 tháng 5 2017 lúc 9:51

???

Trần Khánh Linh
28 tháng 5 2017 lúc 10:59

tản mạn?gianroi

Trịnh Ngọc Hân
28 tháng 5 2017 lúc 11:49
TẢN MẠN VỀ MỘT CON SÔNG “Quê hương tôi có con sông xanh biếc” bài thơ của Tế Hanh đã đến với tôi bằng những cảm xúc dạt dào, mỗi khi nhớ về một miền quê thân thương. https://static.mytour.vn/upload_images/Image/Minh%20Hoang/FAQ/Hoi%20uc/23/dong%20song/nhuyentuan-20120829020852-%C4%90%C3%B2%20chi%E1%BB%81u%204%20A.jpgQuê tôi nằm bên một dòng sông không rộng lắm. Hai bên bờ xanh thẳm những hàng tre, những hàng tre lung linh soi mình xuống dòng nước biếc. Phía bên kia bờ là những thửa ruộng, những thửa ruộng trải dài như một tấm thảm xanh xa tít tận chân trời. Những ngày còn bé, chúng tôi thường lang thang bên thửa ruộng mới cấy, nhìn đàn sáo sà trên lưng trâu. Vào buổi trưa nóng bức, dòng sông bị khuấy động lên bởi những tiếng la hét, đùa giỡn, lặn hụp, đánh trận giả dưới nước của lũ trẻ nghịch ngợm chúng tôi. Những kỷ niệm thời thơ ấu ấy không khi nào phai mờ trong ký ức chúng tôi, những người đã được sinh ra và lớn lên bên dòng sông quê mẹ. Bạn bè ngày xưa, mỗi người mỗi ngã, nhiều người ở tận bên kia bờ đại dương... Sau bao năm xa cách, chúng tôi gặp nhau, giây phút đầu tiên có đôi chút ngỡ ngàng, nhưng khi nhắc đến những kỷ niệm thơ ấu bên dòng sông quê hương, câu chuyện của chúng tôi trở nên sôi nổi và chúng tôi trở nên gần gũi nhau hơn. Tôi còn nhớ một câu chuyện trong Đồng Ấu giáo khoa thư thuở tôi còn bập bẹ đáng vần: “Có một người trong làng đi du lịch xa. Khi về, mọi người xúm xít bao quanh hỏi chuyện. Người ấy đã kể bao nhiêu chuyện hay, chuyện lạ đã được trông thấy. Và cuối cùng ông kết luận những nơi ông đi qua chỗ nào cũng đẹp, nhưng không đâu đẹp bằng chốn quê hương mình”. Phải rồi, có nơi nào đẹp bằng chốn quê hương. Bởi vì, nơi đó, ta đã sinh ra, lớn lên bên chiếc võng đưa và lời ru ngọt ngào ấm áp của mẹ. Và mỗi con đường, mỗi ruộng lúa, mỗi gốc cây, mỗi một dòng sông quê hương đều mang những dấu ấn thân thương đầy kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng. Tôi thật sự bồi hồi, xao xuyến khi đi trên con đường đất đỏ dốc xuống bờ sông. Vẫn những ngôi nhà tranh vách đất như cách đây bao nhiêu năm, vẫn những chiếc quán nhỏ xiêu vẹo bên đường, bày bán những quả ổi xanh, cóc chín. Vẫn những cây sao, cây dầu thẳng tắp, vòm lá xanh đen. Vẫn ngôi đình mái ngói phủ đầy rêu xanh, giữa sân đình là phù điêu một con cọp đang nhe răng được sơn phết vội. Cũng nơi đây, xưa kia là ngôi trường làng, nơi tôi cắp sách đến trường học ráp vần chữ cái, và bên tai tôi như vang lên một điệu nhạc buồn muôn thưở của các chú ve sầu mỗi lúc hè về sân trường trống vắng. Sau bao năm xa cách, mỗi lần về quê, tôi vẫn thường đến đứng tần ngần bên dòng sông tìm vể những kỷ niệm của tuổi ấu thơ và cũng để cho tâm hồn bớt đi những vẩn đục cuộc sống của bao năm tháng chất chồng. Tôi thì thầm đọc đi, đọc lại mấy câu thơ của Victor Hugo mà tôi đã thuộc nằm lòng, từ năm tôi mười hai tuổi: “Hỡi chuỗi ngây thơ đầy sung sướng Vì lẽ gì ám ảnh mãi hồn ta Hỡi hoa tươi của kỷ niệm ngày xa Ai mở lại trong tim ta hầu héo.” Tôi ngồi bên bờ ruộng vừa mới cấy vẫn còn ướt đẫm và lóng lánh những giọt sương khuya. Bên bờ sông, sừng sững một cây gòn cổ thụ, nó đã mọc lên và gắn bó bao nhiêu năm rồi với dòng sông. Những người già quê tôi đã lần lượt ra đi vĩnh viễn vào lòng đất. Còn nó, nó vẫn đứng đó chứng kiến bao sự kiện và đổi thay của quê hương tôi. Nó vẫn đứng đó, thân cây rỗng ruột, nhưng những nhánh mang đầy trái vẫn vươn lên trên khoảng không bao la, xanh biếc. Phía sát bờ, những chiếc ghe chất đầy củi đang chờ nước rong để xuôi về thành phố, với một kiếp sống bềnh bồng, long đong trên sông nước. Một cháu bé gái độ mười một, mười hai tuổi, tóc vàng cháy, da đen bóng, đang ngồi sau lái, bên bếp lửa hồng… Mùi cá kho quẹt bốc lên thơm lừng, mằn mặn. Tôi buồn bã nhìn dòng sông, nước chảy về xuôi. Tôi nhìn cả đôi bờ. Chiếc lò gạch cũ bên sông đang tỏa những làn khói lam nhẹ. Bên này bờ, những người dân quê tôi đang giặt giũ. Tôi nhìn những áng mây bay, những đàn chim dang rộng đôi cánh lấp lánh ánh ban mai, ríu rít rủ nhau đi tìm mồi. Tôi nhìn dãy núi Cậu - dãy núi của quê hương lờ mờ như ẩn như hiện trong làn sương mờ xa xa. Tôi buông tiếng thở dài như tiếc nuối… Ngày mai tôi lại trở về thành phố, cái thành phố vẫn còn nhiều cách biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, vẫn còn nhiều lều thấp và lầu cao. Thành phố với phố phường chật hẹp đầy tiếng ồn, ngợp vì bụi, khói xăng và với một nhịp sống luôn hối hả, đầy toan tính, bon chen. Bạn tham khảo nhá! Mình chỉ tham khảo .ok
Gin
29 tháng 5 2017 lúc 9:35

Mình cho bạn 1 lời khuyên nhé ! Muốn tả sông phải nhìn sông mà tả


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Trịnh Minh Huyền
Xem chi tiết
Tinas
Xem chi tiết
Phạm Hải Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Linh
Xem chi tiết
tuấn anh
Xem chi tiết
Minh nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết