Chương II. Vận động

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huy Lương

Tại sao xương người già dễ uốn?xương người già dễ gãy

Nguyễn Xuân Tiến 24
19 tháng 10 2017 lúc 10:49

Tại sao xương người trẻ dễ uốn? xương người già dễ gãy?

Như ta đã biết cấu tạo thành phần hóa học của xương là chất hữu cơ (cốt giao) và chất khoáng (chủ yếu là Ca).

Người trẻ do thành phần cốt giao rất nhiều mà cốt giao làm cho xương dễ uốn, có tính đàn hồi cao nên xương người trẻ dễ uốn

Người già do thành phần cốt giao mất đi nhiều nên thành phần hóa học xương đa số có Ca làm cho xương giòn, dễ gãy

Lâm Hiến Chương
19 tháng 10 2017 lúc 11:19

-Có lẽ bạn chép đề sai oho

-Xương người già mà uốn thì chỉ có gãy oho, xương trẻ em mới dễ uốn nha bạn.

-Xương người già dễ gãy do lượng chất cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy (hay nói cách khác là do xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dể gãy).

Skegur
19 tháng 10 2017 lúc 22:10

Xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất hữu cơ) và chất khoáng.
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
- Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính rắn chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể.
- Ở trong xương người lớn: Chất cốt giao chiếm 1/3, chất khoáng 2/3.
- Ở trong xương trẻ em: Chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo
- Xương người già thì chất khoáng tăng lên và cốt giao giảm đi nên xương trở nên rất giòn. Vì vậy người già rất dễ bị gãy xương.


Các câu hỏi tương tự
tuantau259
Xem chi tiết
Cristina King
Xem chi tiết
Cúncon Đángyêu
Xem chi tiết
Trâm Vũ
Xem chi tiết
Thiên Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
Xem chi tiết
Đan Khánh
Xem chi tiết
Đan Khánh
Xem chi tiết
Nam Khánh
Xem chi tiết