* Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5 - 6 - 1862 ) vì
- Để bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ của chính mình.
- Rảnh tay đối phó với phong trào đấu tranh ở Bắc Kì và Trung Kì.
* So sánh hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giaps Tuất ( 1874 )
Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862) | Hiệp ước Giáp Tuất ( 1874 ) |
Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Định Tường, Gia Định, Biên Hòa ) và đảo Côn Lôn ( hiện nay là Côn Đảo ) | Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp ( Gia Định, Định Tường , Biên Hòa, An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long ) |
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với nhà Thanh đều do Pháp nắm ) |
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi)
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884