Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiên Thảo

tại sao nguyễn tất thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi theo con đường cứu nước mới

Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 19:44

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Hợp Trần
6 tháng 5 2017 lúc 9:21

P/s : Bn tham khảo nha!

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào chống Pháp ở Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại

Lí do:
- Chưa có đường lối đúng đắn, có thể nói phong trào cách mạng Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm 1 con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
- Người ko tán thành với quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đó là dựa vào Nhật và Pháp để giải phóng dân tộc. ( Vì PBC thì muốn dựa vào quân sự của Nhật, nhưng cuối cùng lại ko đc sự giúp đỡ của Nhật, còn Phan Châu Trinh thì muốn dựa vào Pháp để "Khai dân trí, chấn chân khí, hậu dân sinh" làm cho nước nhà ta phát triển sau đó rồi hất cẳng Pháp)
- Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin
- Bác muốn sang nước ngoài để học hỏi và để tìm hiểu thật rõ kẻ thù của mình để về nước giúp dân tộc. Bởi Bác quan niệm muốn chiến thắng được kẻ thù thì phải hiểu thật rõ về kẻ thù của mình.
- Bác có 1 tấm lòng nồng nàn yêu nước, yêu nước, thương dân.

Trần Thị Thùy Linh
6 tháng 5 2017 lúc 9:28

1. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước.

2. Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.

3. Người có 1 tấm lòng nồng nàn yêu nước, thương dân

mk chỉ bt thế thui chúc bạn tìm được câu trả lời tốt hihi

Cỏ Mây Hoa
7 tháng 5 2017 lúc 10:57

-Mặt dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của họ bởi vì Người cho rằng con đường cứu nước của các bật tiền bối mắc sai lầm nên mới thất bại.

-Người chọn con đường sang phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc thuộc địa cùng cảnh ngộ, tìm hiểu những bí mật đằng sau từ Tự do-bình đẳng- bác ái.

-Người cho rằng tiếp xúc với Cách mạng Tháng 10 nga, nhủ nghĩa Mác-Lenin là cơ sở cho con đường cứu nước đúng đắng sau này.

mik chỉ giúp bạn được nhiêu thôi!!


Các câu hỏi tương tự
hằng Minh
Xem chi tiết
Trần Hồng Anh
Xem chi tiết
pham thi ngoc
Xem chi tiết
Nguyệt
Xem chi tiết
Bạn Tên Là Long
Xem chi tiết
Yo motherf**ker
Xem chi tiết
Đặng Thị Tú Linh
Xem chi tiết
Hán Hùng Quân
Xem chi tiết
nguyễn chí hữu
Xem chi tiết