AlCl3 là muối của axit mạnh (HCl) và bazơ yếu (Al(OH)3) nên dung dịch của nó có môi trường axit, có khả năng cho H+. Ngược lại, NaAlO2 là muối của bazơ mạnh (NaOH) và axit yếu (HAlO2) nên dung dịch của nó có môi trường bazơ, có khả năng nhận H+. Khi cho hai chất này tác dụng với nhau đương nhiên xảy ra phản ứng axit – bazơ rồi.
Ngoài ra, còn có cách giải thích khác, là trong dung dịch, Al3+ bị thủy phân:
Al3+ + 3H2O = Al(OH)3 + 3H+ (*)
Sự thủy phân trên là 2 chiều, nhưng khi cho AlO2– vào thì nó lấy mất H+.
AlO2 + H+ + H2O = Al(OH)3
Theo nguyên lý Lơ Satơlie, cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều thuận, tạo kết tủa Al(OH)3:
AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O = 3NaCl + 4Al(OH)3
khi cho dd AlCl3 vào dd NaAlO2 có xuất hiện kết tủa keo trắng Al(OH)3 theo phương trình:
AlCl3+ 3NaAlO2+ 6H2O\(\rightarrow\) 3NaCl+ 4Al(OH)3\(\downarrow\)