Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.
Là một hiện tượng thơ độc đáo đặc sắc không chỉ trong văn học hiện đại phương Đông mà là cả trong văn chương thế giới đương đại, đa dạng về đề tài, nhiều vẻ về phong cách, phong phú về hình thức biểu hiện, giàu có về ý nghĩa. Thơ Người cổ điển mà hiện đại, truyền thống mà giàu tính cách tân, giản dị nhưng sâu sắc, do vậy rất cần nhiều hướng tiếp cận, nhiều lối phân tích mới có thể đi tìm thêm những vẻ đẹp cả về nội dung lẫn thi pháp. Đi tìm tư tưởng mỹ học của Người không thể không căn cứ vào thơ-một hình thức nghệ thuật “cao quý, tinh vi” đồng thời thể hiện rõ nhất con người của chủ thể về mặt tư tưởng, tình cảm. Quan niệm của chúng tôi là phải dựa vào, nghiên cứu các cặp phạm trù triết học để từ đó bật ra các khía cạnh tư tưởng mỹ học, tức dựa vào đặc trưng của chính sự vật hiện tượng để đi tìm bản chất của sự vật hiện tượng.
1. Nhật ký trong tù là sự thể hiện sinh động cuộc vượt ngục về tinh thần của một người tù nhân vĩ đại: Hồ Chí Minh. Là một nhà biện chứng Bác Hồ luôn phân biệt cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” (Quyển đầu), “Vật chất tuy đau khổ/ Không nao núng tinh thần” (Bốn tháng rồi). Tinh thần nhiều khi hoàn toàn tương phản với cuộc sống vật chất: “Nghĩ mình trong bước gian truân/ Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng” (Tự khuyên mình). Sau này khi đã 78 tuổi ở cương vị Chủ tịch Nước, Bác Hồ vẫn nhất quán với quan niệm cần có trước hết một cuộc sống tinh thần “phấn chấn”: “Thuốc không rượu chẳng có mừng xuân/ Dễ khiến thi nhân hóa tục nhân/ Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt/ Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần” (Hai chớ). Chính điều này đã phần nào bộc lộ một phương diện về chân dung con người Bác: một vị tiên trong đời thực. Do vậy đã tạo ra một nét thi pháp tương phản trong thơ, tương phản giữa tuổi tác cao và tinh thần trẻ: “Chưa năm mươi đã kêu già/ Sáu ba, mình nghĩ vẫn là đương trai”; tương phản giữa cương vị trọng trách cao, sang trọng, bận rộn với lối sống giản dị, đời thường, nhàn tản, thanh bạch: “Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” (Sáu mươi ba tuổi); tương phản giữa công việc quan trọng của “đại sự quốc gia” với công việc của một người ông chăm chỉ, yêu thương con cháu trong gia đình lão nông bình thường: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề); tương phản giữa công việc làm thơ và việc quân: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” (Tin thắng trận). Dĩ nhiên việc quân việc nước được toàn tâm toàn ý: “Cụ Đổng tặng tôi bài thơ dài/ Tôi muốn làm thơ họa lại Người/ Nhưng việc nước nhà đang chống Mỹ/ Hoàn toàn chiếm trọn trái tim tôi” (Bài thứ tư). Ngay ở hình thức tương phản trong phần thơ chữ Hán này cũng cho thấy chủ thể trữ tình luôn được thể hiện ở nhiều tư cách khác nhau ở cả hai phương diện đời sống tinh thần và đời sống thực tế, từ vị tiên đến thân phận người tù, từ vị thế Chủ tịch nước đến tư thế người nông dân, từ ông già đến người trẻ tuổi…Tóm lại đó là một con người có sự trải nghiệm vô cùng phong phú, hết sức tinh tế. Đây là những căn cứ chính xác nhất, có sức thuyết phục nhất về con người vĩ đại Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, đặc sắc của nhiều nhân cách vĩ đại!
Hình tượng người tù trong Nhật ký luôn tương phản với hình tượng người tiên, người tự do, người khách quý, nói đúng hơn là người tù ấy không chịu chấp nhận thân phận người tù mà luôn vươn lên tư cách người tiên, người tự do, khách quý…Còn là sự tương phản giữa tư cách tù nhân và tư cách thi nhân: “Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây” (Mở đầu); giữa tư cách tù nhân với tầm trí chiến lược của nhà quân sự: “Tù túng đem cờ học đánh chơi” (Học đánh cờ); tương phản giữa hoàn cảnh “Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi” với “Chí cao mà chẳng đáng đồng trinh” (Buồn bực)… Có thể lý giải thế này chăng: trong tù phải sống cùng những tương phản mà con người nhà thơ Hồ Chí Minh rất nhạy cảm với những sự tương phản!? Đó là cảnh ngộ giữa tác giả và Nê - Ru: “Đôi ta cảnh ngộ vốn không khác/ Cảnh ngộ giờ đây khác bội phần/ Tôi, chốn lao tù người bạn hữu/ Anh, trong gông xích bọn cừu nhân” (Gửi Nê-Ru). Đó là sự tương phản đối lập gay gắt giữa quan tòa và phạm nhân, ở giữa hai cực đó “công lý đứng làm thần” (Lời hỏi). Đứng trước công lý thì quan tòa (ở xã hội phản động ấy) và phạm nhân chỉ bình đẳng như nhau, ai cũng có tội cả. Phải chăng còn một ý nghĩa này: khi bình thường thì con người ta nhất quán nhưng khi phải đối diện với công lý thì thường bị sa vào tình trạng “lưỡng cực” vì thiếu bản lĩnh mà không còn là chính mình nữa: “Quan rằng: anh có tội/ Phạm thưa: tôi lương dân/ Quan rằng: anh nói dối/ Phạm thưa: thực trăm phần/ Quan tòa vốn tính thiện/ Làm ra vẻ dữ dằn/ Muốn khép người vào tội/ Lại giả bộ ân cần”. Một bài học được rút ra: khi xem xét bản chất con người thì phải trả con người về môi trường sống quen thuộc, thông thường, bình thường. Tôi hiểu đây là mối quan hệ biện chứng: môi trường chi phối tính cách, muốn con người nhân tính hơn phải tạo ra một môi trường có nhân tính.
Đó là tương phản trời vực giữa những tù nhân và những kẻ giàu sang phú quý: “Quyển xưa sách mới bồi thêm ấm/ Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn/ Trướng gấm, giường ngà ai có biết?/ Trong tù bao kẻ ngủ chẳng an” (Chiếc chăn giấy của người bạn tù); tương phản giữa tù nhân và quản ngục: “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao/ Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao/ Nó thì kéo tẩu tha hồ hút/ Anh hút còng đây tay ghé vào” (Cấm hút thuốc); tương phản trong một người bạn tù: “Con nhà giàu có, nghèo gia giáo/ Đánh bạc gan trời, mật tựa kim/ “Một tấc lên mây”, ghê gớm thật/ Ngồi tù mà vẫn ước nhân sâm” (Bạn tù họ Mạc); tương phản giữa các nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết với người tù: “Di, Tề chẳng ăn gạo nhà Chu/ Tù bạc chẳng ăn cháo nhà nước/ Di, Tề chết đói ngàn Thú Dương/ Tù bạc chết đói trong nhà ngục” (Lại một người nữa…). Bá Di, Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc triều đại nhà Thương, vì phản đối Chu Vũ Vương đưa quân diệt nhà Thương dựng nên nhà Chu nên hai ông không chịu ăn gạo nhà Chu mà lên núi Thú Dương ở ẩn và chịu chết đói ở đó. Bá Di Thúc Tề là những bậc đại nhân hoàn toàn tương phản với người tù vì tội cờ bạc. Đặt trong thế tương phản này có lẽ nên hiểu là người tù cờ bạc không được ăn cháo nhà nước nên mới chết đói. Điều ấy càng thấy sức tố cáo lớn về một “nhà nước” phi nhân tính…
Vì ở trong tù nên người tù luôn sống trong hai không gian, thân thể trong không gian nhà ngục nhưng tinh thần luôn hướng ra không gian tự do bên ngoài: “Trong ngục giờ đây còn tối mịt/ Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” (Buổi sớm), “Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới/ Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ” (Buổi trưa). Nhật ký không chỉ đầy trăng, đầy ánh mặt trời, đầy mùa xuân mà tương phản với chúng là đầy bóng tối, đầy u ám, lạnh lẽo của mùa đông: “Ví không có cảnh đông tàn…” (Tự khuyên mình), “Gà gáy một lần đêm chửa tan” (Giải đi sớm)…Nhưng đặc điểm của không gian bóng tối lạnh lẽo này không hề chết cứng, tĩnh tại mà luôn vận động hướng về ánh sáng ấm áp: “Bóng tối đêm tàn quyét sạch không” (Giải đi sớm)…. Người tù luôn có ý thức phủ nhận triệt để không gian tù đày bằng cách lấy chính chủ thể trữ tình của mình để tạo ra một không gian khác. “Biết chăng trong ngục có người khách tiên” (Quá trưa), vì có “khách tiên” nên ngục không còn là ngục nữa mà trở thành không gian nơi tiên ở. Tù nhân chơi nhạc nên nhà tù “Bỗng biến thành nhạc quán viện hàn lâm” (Chiều hôm)…
Cái cầu nối hai bức tranh tương phản trong tù và ngoài tù ở bài Người bạn tù thổi sáo là âm thanh khúc nhạc nhớ quê hương mà người tù nhớ nhà gửi lòng mình. Nước non xa cách ngàn trùng, nỗi nhớ khôn nguôi, cảm thương vô hạn, vợ của người tù bước lên một tầng lầu nữa, cố nhìn trong vô vọng hình bóng người chồng. Nàng Vọng phu nước Việt trèo lên tận đỉnh núi ngóng chồng. Trong hoàn cảnh, tâm trạng ấy, nàng Vọng phu phương Bắc cũng cố trèo lên lầu cao. Tôi cứ nghĩ nhà thơ Hồ Chí Minh đã tạc bằng ngôn ngữ thơ một nàng Tô Thị xứ Trung Hoa. Ngăn cách “trời vực” hai không gian trong và ngoài tù là cái song sắt, bên ngoài là người vợ, bên trong là người chồng (Vợ người tù đến thăm chồng). Họ chỉ còn gặp nhau nhờ “khóe mắt”. Một cảnh ngộ thật đáng thương! Lời thơ không chỉ đậm tình người mà còn là lời tố cáo “giận kẻ gian kia gây cách biệt”.
Nhìn dưới góc độ hình thức tương phản, bài Lai Tân không khó hiểu:
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
Ba câu trên là ba hiện tượng được sắp xếp tăng cấp: ban trưởng - cảnh trưởng - huyện trưởng, ba câu này cấu trúc theo lối đẳng lập hoàn toàn tương phản với câu cuối: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Một người chuyên đánh bạc, một người chuyên ăn tiền phạm nhân, còn người cao nhất là huyện trưởng, đặt trong cấu trúc hình thức cả bài thì nên hiểu “làm công việc” theo nghĩa ẩn dụ là hút thuốc phiện. Nếu hiểu “làm công việc” theo nghĩa đen thì không phù hợp với phong cách trào phúng ý vị, hóm hỉnh, sâu sắc của tác giả. Thì ra hiện tượng “thái bình” trong câu cuối chỉ là hiện tượng giả, trái ngược với bản chất thối nát được miêu tả trong ba câu trên. Chúng tôi cho rằng tác giả đã tỉnh lược đi hai chữ thế mà ở câu cuối: (Thế mà) Trời đất Lai Tân vẫn thái bình!
Thơ tiếng Việt của Bác cũng là cả một thế giới tương phản!
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là sự tương phản không gian thời gian: “Sáng ra bờ suối tối vào hang”, tương phản giữa thực tế vật chất, nơi ở nghèo tạm: hang, thức ăn đơn sơ: cháo bẹ rau măng, phương tiện làm việc thiếu thốn: bàn đá chông chênh với quan niệm: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, để bật ra một tiếng cười vui, lạc quan, vượt qua tất cả gian khổ để phục vụ cách mạng. Một tiếng cười vui, một tâm hồn luôn ung dung tự tại trước bất kỳ hoàn cảnh nào của bậc hiền triết phương Đông. Câu thơ “Chẳng may vận nước gian nan” như cái bản lề khép mở hai hình ảnh tương phản về trẻ em trong bài Trẻ con, hình ảnh trong quan niệm: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” với hình ảnh trong thực tế: “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa”… Lời Chúc mừng năm mới (1942) không còn là lời chúc của một người cụ thể mà là lời chúc của CÔNG LÝ CHÍNH NGHĨA: “Năm cũ qua rồi, chúc năm mới:/ Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!/ Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!”
Trong các bài thơ có tính chất kêu gọi tuyên truyền Bác Hồ cũng sử dụng một loạt các hình ảnh tương phản. Sợi bông sợi chỉ thì yếu ớt nhưng khi dệt thành tấm vải thì bền dai (Ca sợi chỉ). Ít người không thể nhắc hòn đá nặng nhưng nhiều người hợp sức thì dễ dàng (Hòn đá). Con cáo ăn trộm và đàn ong đông đoàn kết (Con cáo và tổ ong). Lúc mới nhóm lửa thì rất khó khăn nhưng lửa đã bén thì “cả giời tóe sáng” (Nhóm lửa)…Bác khuyên thanh niên việc khó như “Đào núi và lấp biển” nhưng “Quyết chí ắt làm nên” (Khuyên thanh niên). Bác khuyên người già cùng người trẻ ai cũng vì sự nghiệp cứu nước: “Già dù sức yếu mang mang nhẹ/ Trẻ cố ra công gánh gánh đầy” (Tặng Cụ Đinh Chương Dương).
Bài thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên là sự tương phản quân ta thắng tưng bừng và quân Pháp thua thảm hại: “Quân giặc chống cự tuy rất hăng/ Quân ta anh dũng ít ai bằng/ Nava, Cônhi đều méo mặt/ Quân giặc tan hoang, ta vây chặt/ Giặc kéo từng loạt ra hàng ta/ Quân ta vui hát khải hoàn ca”… Trong kháng chiến chống Mỹ, Bác khen các cô du kích Huế: “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/ Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường” để “Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương” (Thơ tặng 11 cô gái sông Hương). Lời Mừng xuân 1969 là lời của lịch sử dân tộc kêu gọi cả nước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để “Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.Tiếng cười của Bác Hồ vượt ra ngoài tầm của một tiếng cười trào phúng thông thường để vươn tới tiếng cười trào phúng của CHÂN LÝ LỊCH SỬ, chế giễu sự thất bại của bè lũ đế quốc phi nghĩa: “Uy danh lừng lẫy khắp năm châu/ Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu/ Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng/ Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu!” (Uy danh lừng lẫy khắp năm châu).
2. Tiếng cười trong thơ Bác không chỉ là tiếng cười đả kích châm biếm mỉa mai chế giễu mà còn là tiếng cười hài hước, vui vẻ, tự trào. Một trong những nhân tố cơ bản để tạo nên tiếng cười thì các mâu thuẫn có một vai trò đặc biệt. Có bốn cặp mâu thuẫn gây cười: Hiện tượng và bản chất; Nguyên nhân – Kết quả; Hình thức và nội dung; Mục đích và hành vi, suy nghĩ. Chính điều này đã quy định tiếng cười trong thơ Bác đa sắc thái, nhiều cung bậc, khi đanh thép trang nghiêm lúc sâu sắc chua chát, lại có cả nụ cười vui, dí dỏm trẻ trung. Nhật ký là một bức tranh đầy mâu thuẫn về hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhà tù thường được hiểu là nơi giam giữ, cải tạo những người xấu để họ thành người lương thiện nhưng ở đây lại ngược lại. Nếu việc “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội”, thì “Trong tù đánh bạc được công khai”. Thế cho nên, “Bị tù con bạc ăn năn mãi/ Sao trước không vô quách chốn này” (Đánh bạc). Đây là tiếng cười lưỡng tính, vừa hướng tới kẻ bị tù - tức những “con bạc”: mỉa mai thói máu mê cờ bạc đến mê muội, lú lẫn; vừa hướng tới sự phi lý của nhà tù cũng là sự phi lý của cả xã hội, biến người xấu thành người xấu hơn. BàiTù cờ bạc là sự vô nhân đạo, phi nhân tính của “quan tù”: “Quan không cấp bữa cho tù bạc/ Để họ mau chừa tội cũ hơn”. Ngược đời, vô nhân đạo ở chỗ bắt tù nhịn ăn để “mau chừa tội”, tức là đẩy họ vào chỗ chết để cho …hết tội. Trong khi đó, “Tù “cứng”ngày ngày no rượu thịt”, còn “Tù nghèo, dãi với lệ cùng tuôn” (Tù cờ bạc). Và đây là một sự phi lý nữa: “Mới đến nhà giam phải nộp tiền/ Lệ thường ít nhất năm mươi “nguyên”/ Nếu anh không có tiền đem nộp,/ Mỗi bước anh đi một bước phiền” (Tiền vào nhà giam). Xét theo nghĩa đen, nhà tù là nơi giam giữ, giáo dục, cải tạo, thế mà vào tù phải nộp tiền. Có nghĩa là nhà tù không còn là nhà tù nữa mà là nơi… nộp tiền!
Chúng tôi rất chú ý đến hai bài thơ Gia quyến người bị bắt lính và Cháu bé trong nhà lao Tân Dương. Cả hai bài có cấu trúc nhân quả giống nhau, vì người cha người chồng trốn lính nên nhà chức trách bắt đứa con thơ, người vợ trẻ đi tù. Cứ coi như trốn lính là một tội thì theo lô gich thông thường ai có tội người ấy chịu nhưng ở đây thật phi lý, lại bắt người thân chịu tội. Ý nghĩa thứ nhất là sự mỉa mai đả kích xã hội thật bất công bằng, thiếu công minh; ý nghĩa thứ hai là phê phán thói dã man đối với phụ nữ; ý nghĩa thứ ba là lên án đả kích xã hội phi nhân tính bắt cả đứa trẻ mới đẻ vào tù.
Tiếng cười trào phúng luôn bật ra từ những mâu thuẫn, những mâu thuẫn càng dồn nén căng thẳng bao nhiêu, tiếng cười càng bật ra mạnh mẽ bấy nhiêu. Nhật ký có những mâu thuẫn lạ, lạ mà rất thực, rất tự nhiên: “Máy bay địch bỗng đến ào ào/ Tất cả nhân dân chạy xuống hào/ Cửa mở cho tù ra lánh nạn/ Sổ lồng ai nấy khoái làm sao!” (Báo động). Những bài như thế này hầu như tác giả không có ý định làm thơ mà đúng chỉ là những ghi chép tả lại cảnh máy bay, cảnh chạy bom, cảnh mở tù. Nhưng lại rất đậm đà một tiếng cười hài hước, hài hước ở mâu thuẫn vì có máy bay địch thì mọi người chạy xuống hào trú ẩn, nhưng nhờ máy bay địch mà tù nhân mới được dịp “sổ lồng”. “Máy bay địch” không phải là “cừu nhân” mà lại là “ân nhân” của những “tù nhân” đang khao khát tự do!
Cảnh rừng Việt Bắc là cả một phức hợp mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung. Mở đầu là một nhận định mang tính khái quát: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”, những câu còn lại là sự cụ thể hóa cái “hay” này: có âm thanh của “vượn hót chim kêu”, có hương vị của “ngô nếp nướng”, có hình ảnh của “non xanh nước biếc”…Trong quan niệm về sự “hay” của Bác Hồ là những gì thật dân giã gần gũi nhưng cũng rất đặc trưng của không gian Việt Bắc. Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú vốn thích hợp với những gì sang trọng cổ điển nhưng cũng thi liệu cổ điển ấy Bác dùng lại rất đỗi thân quen. Hình tượng trong thơ Bác luôn có xu hướng phá cách cổ điển để đưa thơ trở về với đời sống thường nhật. Câu “Khách đến thì mời ngô nếp nướng” như là một chứng minh. Đãi khách không phải là sơn hào mỹ vị mà chỉ là món ăn hàng ngày dân giã. Thế là khoảng cách chủ khách không còn. “Săn về thường chén thịt rằng quay”. Ai chén? Chủ ngữ ẩn đi để biểu hiện một mối quan hệ hòa đồng bình đẳng ai cũng như ai. Chữ “chén” xóa nhòa khoảng cách lãnh tụ và dân thường.
Bài thơ Tức cảnh Pắc Bó cũng là một cấu trúc mâu thuẫn. Cái “sang” của cuộc đời cách mạng chỉ là “suối với hang”, “cháo bẹ với rau măng” cùng “bàn đá chông chênh”. Bài thơ có hình thức thất ngôn tứ tuyệt nhưng nội dung của nó lại từ chối thi liệu cổ điển theo con đường bình dân hóa những gì là quen thuộc nhất được đưa vào thơ. Không chỉ có thế, cũng là những gì thiết thực nhất, quan trọng nhất, tinh hoa nhất như công việc “dịch sử Đảng”. Cho nên có thể nói thơ Người cổ điển, bình dị những cũng rất mới mẻ, sang trọng. “Dịch sử Đảng” là mở ra đường lối cách mạng, là tài liệu học tập quan trọng của cán bộ là một công việc cực kỳ sang trọng!
Cả cuộc đời Bác Hồ là vì mục đích “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”. Việc Người làm thơ, dù không cố tình nhưng cũng thể hiện rõ điều này: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ -Việc quân đang bận xin chờ hôm sau/ Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu/ Ấy tin thắng trận Liên khu báo về (Tin thắng trận). Một tâm hồn nghệ sĩ ấy khi gặp cảnh thơ sẽ có thơ và thơ hay nhưng không thể thoát ly hoàn toàn mục đích chính trị mà cứ đau đáu với mục đích ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya). Kết quả “chưa ngủ” khép mở hai nguyên nhân: “cảnh khuya như vẽ” và “nỗi nước nhà”. Người thao thức vì cảnh nhưng cái chính là vận nước, lúc này (1947) vận nước là mục đích tối thượng, ba thanh trắc cuối bài thơ như nổi lên âm hưởng của sự day dứt trăn trở cật vấn! Hai bài thơ có tên Không đề là nụ cười vui quên đi tuổi tác: “Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà/ Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già”, “Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm”, tất cả vì mục đích: “Chờ cho kháng chiến thành công đã”, “Tiến bước! ta cùng con em ta”.
Trong cấu trúc mục đích – hành vi, suy nghĩ còn là nụ cười hài hước thức tỉnh: “Hai tay cầm khẩu súng dài/ Nhắm đi nhắm lại, bắn ai thế này?”. Câu đầu là hành vi câu sau là mục đích. Một câu hỏi làm nổi bật một mâu thuẫn của những binh lính người Việt nhưng có thể do bị o ép, dụ dỗ, lừa gạt mà phải cầm súng bắn lại đồng bào mình, anh em bà con mình. Không thể như thế, phải: “Trong tay đã sẵn súng này/ Quyết quay đánh Nhật, đánh Tây mới đành” (Ca binh lính).
2.3. Trong tác phẩm ngoài các đại từ nhân xưng dư, ngã, Bác ít khi nhận mình là người tù mà tự coi mình là một lão phu, một vị tiên, một nhà thơ, một khanh tướng, một con rồng, một cánh chim…theo nghĩa ẩn dụ.
Lão phu nguyên ái bất ngâm thi (Khai quyển)
Ngục trung lưu trú tự do nhân (Nhập Tĩnh Tây huyện ngục)
Tống dư nhập ngục tác gia tân (Thế lộ nan)
Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ (Ngọ)
Tri phủ lung trung dã hữu tiên (Ngọ hậu)
Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Vọng nguyệt)
Nghịch phong hữu ý trở phi bằng (Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo)
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng…
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng (Tảo giải)
Nam nhi đáo thử diệc hào hùng (Giải trào)…
Những câu thơ này chứng minh rõ nhất Bác Hồ tuy nằm trong ngục nhưng luôn tạo ra các cuộc vượt ngục về tinh thần. Bác coi vào tù không phải chịu thân tù giam hãm mà là khách quý (Tống dư nhập ngục tác gia tân), là vị tiên trong tù (Tri phủ lung trung dã hữu tiên), thậm chí vị tiên ấy còn cưỡi rồng (Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ), là nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia), không còn là cuộc giải tù mà là chuyến du ngoạn của nhà thơ đi tìm thi hứng (Hành nhân thi hứng hốtgia nồng), là cánh chim bằng (Nghịch phonghữu ý trở phi bằng). Trong truyện ngụ ngôn của Trang Tử có câu Bằng phi cửu vạn lý, nghĩa là cánh chim bằng bay chín vạn dặm. Bác dùng hai chữ phi bằng lấy từ tích trên để nói lên ý chí, hoài bão của mình. Cả bài thơGiải trào (Pha trò) là một ẩn dụ: “Ăn cơm nhà nước, ở nhà công,/ Lính tráng thay phiên để hộ tòng;/ Non nước dạo chơi tùy sở thích,/ Làm trai như thế cũng hào hùng!”
Không thấy hình ảnh người tù đâu mà thay vào đó là một người làm công việc nhà nước Ăn cơm nhà nước, ở nhà công, một bậc khanh tướng có Lính tráng thay phiên để hộ tòng, là một người tự do Non nước dạochơi tùy sở thích. Và đúng như câu kết, đấy là bậc nam nhi có chí hào hùng Làm trai như thế cũng hào hùng. Một tiếng cười tự trào đầy khẩu khí của người anh hùng chí lớn vượt thoát ra khỏi môi trường tù ngục tối tăm. Tiếng cười ấy toát lên từ hiện thực nhưng đối lập hẳn với hiện thực, người tù thì hẳn phải Ăn cơm nhà nước, ở nhà công; hẳn phải có quân lính coi ngục thay phiên nhau áp giải từ địa phận huyện này đến địa phận huyện khác. Nhờ phép ẩn dụ mà người đọc vẫn hiểu có hiện thực ấy nhưng nó bị mờ đi để nổi lên một chân dung tự họa của bậc nam nhi hàng khanh tướng công hầu.
Tiếng cười ẩn dụ trong Nhật ký trong tù luôn là tiếng cười phủ nhận hiện thực để vươn tới một thế giới khác, thế giới của sự sang trọng, vương giả, tự do, thế giới của nghệ thuật, thế giới của tình yêu thương, tôn trọng tuyệt đối giữa con người với con người: “Mặc gấm trong tù đều khách quý/ Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”. Không phải là cảnh ghẻ lở mọc loang lổ trên người tù, không phải là cảnh luôn tay gãi, cũng không phải là cảnh những tù nhân tiều tụy ốm o vì đói ăn khát uống chịu rét chịu cùm mà đó là nơi gặp gỡ của những bậc quý khách tri âm cùng mặc áo gấm thêu hoa cùng nhau gảy đàn vui vẻ. Chúng tôi cho rằng tìm hiểu không gian nghệ thuật trongNhật ký không nên đi sâu vào lớp nghĩa đen, lớp nghĩa bề mặt miêu tả cảnh không gian tù đầy mà nên đi sâu hơn vào lớp nghĩa bóng, lớp nghĩa ẩn dụ. Ví dụ nên tìm hiểu “mỹ thuật tiểu hàn lâm” trong câu “Hốt thành mỹ thuật tiểu hàn lâm” (Chiều hôm), có nghĩa là một viện hàn lâm nhỏ về mỹ thuật. Người Choang ở huyện Tĩnh Tây là một bộ tộc giàu tâm hồn nghệ sĩ, yêu thích dân ca từ khúc nên câu “Xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm” nên hiểu khắp mọi nơi, cả trong tù và ngoài tù đều rộn tiếng ca dân giã và tiếng nhạc. Nhà ngục không còn là nhà ngục nữa mà biến thành một viện hàn lâm nghệ thuật nhỏ. Tù nhân không còn là tù nhân nữa mà trở thành những nghệ sĩ. Từ cái nhìn ẩn dụ sẽ cho phép chúng ta hiểu cái nhìn ngộ nghĩnh lạc quan của chủ thể trữ tình, không phải đấy là một túp lều tranh nghèo nàn đơn sơ bên đường mà đấy chính là “tiệm rượu” (Hàng cháo), không phải là cảnh ban đêm khi ngủ bị cùm chân mà là một sự thưởng thức món “ngũ vị kê”, món gà nấu có năm vị (Đêm ngủ ở Long Tuyền)…
Sức mạnh của so sánh là nhận thức sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm. Không chỉ thơ trữ tình của Bác mới giàu ẩn dụ mà trong thơ trào phúng của Người cũng tác động mạnh vào cảm thụ ở người đọc nhờ khả năng diễn đạt tinh tế của phép nghệ thuật này. Văn chính luận của Bác chinh phục cả trái tim và lý trí độc giả nhờ giá trị biểu cảm của các ẩn dụ.
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.