ĐỀ 1
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Tấc đất tấc vàng.
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 3)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.
Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em
Phần II: Tập làm văn
Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
ĐỀ 2:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chết trong còn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.
Phần II: Tập làm văn
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Mọi người giúp mình gấp với ạ
Ý nghĩa của câu tục ngữ "Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa." là: *
A.Nếu trời nhiều sao thì hôm đó sẽ nắng, ít sao hôm đó sẽ mưa.
B.Nếu bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng, còn trờinhiều mây, vắng sao hôm sau sẽ có mưa.
C.Trời nhiều hay ít sao sẽ gây ra thời tiết nắng và mưa
D.Tất cả đều đúng.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Tấc đất, tấc vàng
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nhất thì, nhì thục
* hãy chỉ ra Nghệ thuật đc sử dụng trong những câu trên*
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Câu 1:Tác giả? Thể loại? Phương thức biểu đạt chính?
Câu 2: Nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Tìm các điệp ngữ sau được sử dụng trong văn bản, xác định dạng điệp ngữ và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó.
Câu 4: Bài thơ làm nổi bật tình cảm gì của Bác? Từ đó bồi đắp và giáo dục cho em tình cảm gì?
Đặc sắc hình thức của tục ngữ " ráng mỡ gà,có nhà thì gữ là gì
Phân tích nội dung, nghệ thuật của các câu tục ngữ sau đây dưới dạng đoạn văn:
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4. Tháng bảy kiến bò, chẳng lo lại lụt.
5. Tấc đất tấc vàng.
6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
7. Nhất nước, nhì phaan, tam cần, tứ giống.
8. Nhất thì, nhì thục.
Giúp mình nha:<< Thứ 3 kt rồi:<<
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
“ Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)
2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (1,0 điểm)
3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)
4. Xác định câu thơ có sử dụng phép điệp ngữ trong bài ca dao trên ? (1,0điểm)
5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng:(2,0
điểm)
“Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” .”
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảm anh em qua
bài ca dao trên.
Làm ơn ko chép mạng giúp mình
Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?
b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?
c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.
d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.
_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?
_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.
2.
- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".
- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".
- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".
- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".
- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".
a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?
b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?
c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.
d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.
3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?
b) Nội dung bài thơ là gì?
c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.
d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).
Câu 1 : Hãy nêu khái niệm về " thiên thần , ác quỷ , thần chết " .
Câu 2 : Nếu được bn muốn mk là ai ? Vì sao ?
Câu 3 : Nêu dấu hiệu của bệnh tự kỷ .
Câu 4 ( câu phụ ) : Có bn nào chơi Cánh cụt vui vẻ or Chinh phục vũ môn ko ? Máy nhà mk cứ vào game thì nó bảo là " ko thể tải plugin " . Ờ thì có ai cho mk biết cách nào để nó vào đc ko ?
Mk cảm ơn trước về câu 4 :)