Đề bài : nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Le Thi Viet Chinh

Suy nghĩ về câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"

Bình Trần Thị
27 tháng 1 2017 lúc 10:37

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”

Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?

Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.

Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?

Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.

Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.

Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.

Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.

Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

Bình luận (0)
Đỗ Gia Ngọc
27 tháng 1 2017 lúc 10:38

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”

Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?

Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.

Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?

Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.

Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.

Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.

Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.

Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.


tham khảo nhé bạn :)
Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
27 tháng 1 2017 lúc 12:58

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trúc Anh
27 tháng 1 2017 lúc 13:27

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ ﴾của thành công﴿. Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang ‐ một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê‐đi‐xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời ‐ một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ‐ 11 ﴾cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên﴿: Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trúc Anh
27 tháng 1 2017 lúc 13:28

Ngạn ngữ phương Tây có câu: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: "Thất bại là mẹ thành công" Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra. Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô‐ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu‐I Patx‐ tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh‐ xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá... "bê bết!"... Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thú đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: "Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn". Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp. Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi... Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trúc Anh
27 tháng 1 2017 lúc 13:29

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:" Thất bại là mẹ thành công". "Thất bại là mẹ thành công" có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. " Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì " thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn. Vì sao nói " Thất bại là mẹ thành công"? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn. Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn‐xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;... Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống. Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống

Bình luận (2)
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 1 2017 lúc 0:42

Chúng ta ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn tới thành công thường gian nan, vất vả, thậm chí có khi còn nguy hiểm. Để động viên con cháu bền gan phấn đấu và tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, ông cha chúng ta đã có câu cách ngôn chí lí: Thất bại là mẹ thành công.

Thực tế cho thấy điều đó là đúng. Chúng ta làm bất cứ việc gì dù nhỏ, dù lớn thì lúc đầu cũng khó. (Vạn sự khởi đầu nan). Khó vì thiếu hiểu biết, khó vì chưa quen việc. Nếu thiếu tính kiên nhẫn, chúng ta sẽ chán nản, bỏ dở nửa chừng hoặc không bao giờ làm việc đó nữa. Như thế là thái độ buông xuôi, chấp nhận thất bại. Mà người nào đã chấp nhận thất bại ngay từ đầu thì suốt đời khó có thể đạt được thành công. Những kẻ như vậy bị mọi người coi là “đồ vô dụng”.

Có thể lấy ví dụ trong học tập. Sự kiên trì và nghị lực phấn đấu là yếu tố quyết định thành công. Nhiều bạn học sinh gia đình nghèo túng, điều kiện sinh hoạt và học tập thiếu thốn nhưng ý chí và khát vọng vươn lên thật đáng nể phục. Thi vào Đại học một lần không đỗ, các bạn không nản chí, tiếp tục ôn luyện để thi lại, thực hiện bằng được ước mơ của mình là trở thành kĩ sư, bác sĩ hay nhà giáo… Nhiều sinh viên vừa học vừa làm để tự nuôi thân, không ngại nhọc nhằn, gian khổ. Sau thời gian học Đại học, họ vừa tiếp thu được kiến thức cơ bản từ nhà trường, vừa trưởng thành lên rất nhiều trong cuộc sống. Bài học đầu tiên mà họ rút ra được từ thực tế là mọi khó khăn, trở ngại trên con đường đi tới chỉ thử thách ý chí và nghị lực chứ không thể nào chặn đứng được bước chân hăm hở của những con người có mục đích đúng đắn và lập trường kiên định.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận thất bại, vì từ thất bại, con người sẽ suy ngẫm, phân tích để nhận ra đâu là đúng, đâu là sai? Cái gì nên làm và cái gì không nên làm? Kinh nghiệm “xương máu” đó sẽ vô cùng có ích, giúp chúng ta hạn chế những sai lầm tiếp theo và mở ra khả năng dẫn đến thành công.

Những tấm gương thành đạt trong sự nghiệp mà tên tuổi cả thế giới đều biết như Ê-đi-xơn, Anh-xtanh, Men-đê-lê-ép, Đác-uyn, Pát-xtơ, Lô-mô-nô- xốp, Xi-ôn-cốp-xki, Gra-ham Bell, Hu-ghes, Pi-tơ Carl, Bill Gates… đã có những phát minh khoa học to lớn làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Họ đã phải tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm ròng rã, phải trải qua nhiều lần thất bại mới đạt được thành công. Có những mẩu chuyện rất cảm động về tinh thần làm việc không mệt mỏi của các nhà bác học. Ví dụ như Ê-di-xơn, nhà bác học người Mĩ rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác, cho tới khi nào đạt kết quả mới thôi. Nghiên cứu về bình ắc-quy, ông làm thí nghiệm tới 5000 lần. Quá trình tìm vật liệu thích hợp để làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần. Hay như Xi-ôn-cốp-xki (1857 – 1935) nhà vật lí học người Nga đã chế tạo ra tên lửa nhiều tầng đầu tiên. Thời còn là sinh viên, ông tiết kiệm từng đồng rúp để mua sách, mua dụng cụ thí nghiệm nên chỉ sống chủ yếu bằng bánh mì và nước lã. Để giải đáp thắc mắc vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được, ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại mày mò làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm mà ông đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Ông có một câu nói nổi tiếng là: “Các vì sao không phải để nhìn ngắm mà để chinh phục". Nước Nga trở thành cường quốc trong lĩnh vực vũ trụ như ngày nay phải kể đến cống hiến vô cùng quan trọng của nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki, người được tôn vinh là ông tổ của ngành khoa học vũ trụ. Ở nước ta cũng có rất nhiều gương sáng về nghị lực phấn đấu như giáo sư Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long), tốt nghiệp kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không tại Pháp. Năm 1946, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc… Những cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá rất cao. Ông đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương và danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hổ Chí Minh. Trong lĩnh vực y tế có các giáo sư bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng… đã đem hết nhiệt huyết, tài năng và sức lực để nghiên cứu, chế tạo ra những thứ thuốc kháng sinh đặc biệt chống nhiễm trùng, chống sốt rét cho chiến sĩ ta trên chiến trường. Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng là người đề xuất và thử nghiệm thành công phương pháp mổ gan khô. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu chỉ với những cây kim châm cứu nhỏ bé đã chữa khỏi bệnh nan y cho hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài nước, khẳng định hiệu quả phương pháp chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta trước thế giới… Tất cả những thành công đó đều là kết quả của quá trình học tập và làm việc miệt mài, chấp nhận gian nan, thử thách, chấp nhận hiểm nguy, thất bại để có được thành công. Trong lĩnh vực học tập cũng có nhiều tấm gương kiên trì, khổ luyện vượt khó để đạt kết quả tốt mà đài báo đã nêu trong thời gian qua. Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của từng công việc và của sự nghiệp mỗi người. Có lí tưởng, mục đích ban đầu chưa đủ, phải có ý chí kiên định, lập trường vững vàng, khát vọng chiến thắng kết hợp với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể thành công. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ lời khuyên của ông cha: Có công mài sắt, có ngày nên kim và lời dạy quý báu của Bác Hồ: Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trúc Anh
27 tháng 1 2017 lúc 13:25

mik sẽ cho bạn một số bài, bạn tự chọn nha

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
29 tháng 1 2017 lúc 17:42

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục?

Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được.

Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy.

Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em.

Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học.

Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy.

Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

Bình luận (0)
__HeNry__
9 tháng 2 2018 lúc 21:20

Chúng ta ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn tới thành công thường gian nan, vất vả, thậm chí có khi còn nguy hiểm. Để động viên con cháu bền gan phấn đấu và tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, ông cha chúng ta đã có câu cách ngôn chí lí: Thất bại là mẹ thành công.

Thực tế cho thấy điều đó là đúng. Chúng ta làm bất cứ việc gì dù nhỏ, dù lớn thì lúc đầu cũng khó. (Vạn sự khởi đầu nan). Khó vì thiếu hiểu biết, khó vì chưa quen việc. Nếu thiếu tính kiên nhẫn, chúng ta sẽ chán nản, bỏ dở nửa chừng hoặc không bao giờ làm việc đó nữa. Như thế là thái độ buông xuôi, chấp nhận thất bại. Mà người nào đã chấp nhận thất bại ngay từ đầu thì suốt đời khó có thể đạt được thành công. Những kẻ như vậy bị mọi người coi là “đồ vô dụng”.

Có thể lấy ví dụ trong học tập. Sự kiên trì và nghị lực phấn đấu là yếu tố quyết định thành công. Nhiều bạn học sinh gia đình nghèo túng, điều kiện sinh hoạt và học tập thiếu thốn nhưng ý chí và khát vọng vươn lên thật đáng nể phục. Thi vào Đại học một lần không đỗ, các bạn không nản chí, tiếp tục ôn luyện để thi lại, thực hiện bằng được ước mơ của mình là trở thành kĩ sư, bác sĩ hay nhà giáo… Nhiều sinh viên vừa học vừa làm để tự nuôi thân, không ngại nhọc nhằn, gian khổ. Sau thời gian học Đại học, họ vừa tiếp thu được kiến thức cơ bản từ nhà trường, vừa trưởng thành lên rất nhiều trong cuộc sống. Bài học đầu tiên mà họ rút ra được từ thực tế là mọi khó khăn, trở ngại trên con đường đi tới chỉ thử thách ý chí và nghị lực chứ không thể nào chặn đứng được bước chân hăm hở của những con người có mục đích đúng đắn và lập trường kiên định.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận thất bại, vì từ thất bại, con người sẽ suy ngẫm, phân tích để nhận ra đâu là đúng, đâu là sai? Cái gì nên làm và cái gì không nên làm? Kinh nghiệm “xương máu” đó sẽ vô cùng có ích, giúp chúng ta hạn chế những sai lầm tiếp theo và mở ra khả năng dẫn đến thành công.

Những tấm gương thành đạt trong sự nghiệp mà tên tuổi cả thế giới đều biết như Ê-đi-xơn, Anh-xtanh, Men-đê-lê-ép, Đác-uyn, Pát-xtơ, Lô-mô-nô- xốp, Xi-ôn-cốp-xki, Gra-ham Bell, Hu-ghes, Pi-tơ Carl, Bill Gates… đã có những phát minh khoa học to lớn làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Họ đã phải tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm ròng rã, phải trải qua nhiều lần thất bại mới đạt được thành công. Có những mẩu chuyện rất cảm động về tinh thần làm việc không mệt mỏi của các nhà bác học. Ví dụ như Ê-di-xơn, nhà bác học người Mĩ rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác, cho tới khi nào đạt kết quả mới thôi. Nghiên cứu về bình ắc-quy, ông làm thí nghiệm tới 5000 lần. Quá trình tìm vật liệu thích hợp để làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần. Hay như Xi-ôn-cốp-xki (1857 – 1935) nhà vật lí học người Nga đã chế tạo ra tên lửa nhiều tầng đầu tiên. Thời còn là sinh viên, ông tiết kiệm từng đồng rúp để mua sách, mua dụng cụ thí nghiệm nên chỉ sống chủ yếu bằng bánh mì và nước lã. Để giải đáp thắc mắc vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được, ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại mày mò làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm mà ông đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Ông có một câu nói nổi tiếng là: “Các vì sao không phải để nhìn ngắm mà để chinh phục". Nước Nga trở thành cường quốc trong lĩnh vực vũ trụ như ngày nay phải kể đến cống hiến vô cùng quan trọng của nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki, người được tôn vinh là ông tổ của ngành khoa học vũ trụ. Ở nước ta cũng có rất nhiều gương sáng về nghị lực phấn đấu như giáo sư Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long), tốt nghiệp kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không tại Pháp. Năm 1946, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc… Những cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá rất cao. Ông đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương và danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hổ Chí Minh. Trong lĩnh vực y tế có các giáo sư bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng… đã đem hết nhiệt huyết, tài năng và sức lực để nghiên cứu, chế tạo ra những thứ thuốc kháng sinh đặc biệt chống nhiễm trùng, chống sốt rét cho chiến sĩ ta trên chiến trường. Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng là người đề xuất và thử nghiệm thành công phương pháp mổ gan khô. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu chỉ với những cây kim châm cứu nhỏ bé đã chữa khỏi bệnh nan y cho hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài nước, khẳng định hiệu quả phương pháp chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta trước thế giới… Tất cả những thành công đó đều là kết quả của quá trình học tập và làm việc miệt mài, chấp nhận gian nan, thử thách, chấp nhận hiểm nguy, thất bại để có được thành công. Trong lĩnh vực học tập cũng có nhiều tấm gương kiên trì, khổ luyện vượt khó để đạt kết quả tốt mà đài báo đã nêu trong thời gian qua. Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của từng công việc và của sự nghiệp mỗi người. Có lí tưởng, mục đích ban đầu chưa đủ, phải có ý chí kiên định, lập trường vững vàng, khát vọng chiến thắng kết hợp với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể thành công. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ lời khuyên của ông cha: Có công mài sắt, có ngày nên kim và lời dạy quý báu của Bác Hồ: Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Hoàng An Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
Đào Chí Thành
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Việt 36543
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phượng
Xem chi tiết
An Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phượng
Xem chi tiết