Sử dụng công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy so sánh năng lượng của ion Fe2+ (Z=260) với các cấu hình electron sau:
Cấu hình 1: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6
Cấu hình 2: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
Từ kết quả thu được hãy cho biết khi nguyên tử Fe bị oxi hóa thành Fe2+ sẽ có cấu hình electron nào?
Tìm phát biểu sai về mẫu nguyên tử Bo
A.Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là trạng thái dừng.
B.Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao luôn có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn.
C.Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định gọi là quỹ đạo dừng.
D.Khi nguyên tử chuyển trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì nguyên tử phát ra một phôtôn mang năng lượng e.
Năng lượng trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô có biểu thức En = \(-\dfrac{13.6}{n^2}\) eV, trong đó n = 1, 2, 3 … ∞. Khi nguyên tử hiđrô chuyển về mức năng lượng kích thích thứ hai sẽ phát ra phôtôn có bước sóng nhỏ nhất bằng:
A. 822 nm. B. 365 nm. C. 91 nm. D. 1875 nm
Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái dừng mà electron chuyển động trên quỹ đạo O. Tính số vạch quang phổ mà nguyên tử có thế phát ra khi chuyển về các trạng thái có năng lượng thấp hơn.
A.1 vạch.
B.3 vạch.
C.6 vạch.
D.10 vạch.
Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng
A.10,2 eV.
B.-10,2 eV.
C.17 eV.
D.4 eV.
Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào ?
A.Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
B.Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.
C.Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.
D.Trạng thái có năng lượng ổn định.
một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng năng lượng En= -1,5 eV sang trạng thái dừng năng lượng Em = -3,4eV cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, Tần số của bức xạ mà nguyên tử phát ra là
Dựa vào công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy tính năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tử Mg (Z=12). nhận xét các tỉ lệ I2/I1 và I3/I2.
Các nguyên tử hidro dang ở trạng thái dừng ứng với electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính gấp 9 lần so với bán kính Bo. Khi chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn thì các nguyên tử sẽ phát ra các bức xạ có tần số khác nhau. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu tần số ?