Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa Hồng

Soạn bài Buổi học cuối cùng

giúp mik nha NẾU SOẠN ĐƯỢC Ở SÁCH VINEN THÌ CÀNG TỐT

Dạ Nguyệt
12 tháng 2 2017 lúc 20:38
Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1:

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.

Câu 2:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất --> Nhân vật Phrăng.

- Tác dụng: cách kể tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.

- Nhân vật chính: Cậu bé Prăng và thầy giáo Ha-men. Ngoài ra còn một số nhân vật phụ khác(cụ Hô-de, các học trò, dân làng, …) Nhân vật gây ấn tượng nổi bật ở đây là thầy Ha-man. người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3:

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật".

Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

Câu 4:

- Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng"

Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

- Khi bị thầy giáo gọi lên đọc bài hình ảnh của Phrăng hiện:

Lúng túng, đung đưa người trước ghế dài vì không thuộc bài.

Lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.

Có thể nhận thấy rằng lúc này Phrăng lúc này xấu hổ, giận mình đã không thuộc quy tắc phân từ, hối hận vì đã không chăm chỉ học tiếng Pháp.

- Khi thầy đọc và giảng bài Phrăng thấy dễ hiểu và rõ ràng đến thế, thấy chưa bao giờ mình lại chăm chú nghe đến thế.

- Nguyên nhân: Tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp được bùng lên khi nghe tiếng Pháp bị cấm đoán, bị thay thế bằng thứ tiếng khác.

Có thể nói rằng Phrăng là một chú bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng Pháp, quý trọng và biết ơn thầy .

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 6:

- Một số câu văn dùng phép so sánh:

+ Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử.

+ Tiếng ồn ào như vỡ chợ.

+ Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

+ Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Câu 7:

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).

Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

phạm mai chi
12 tháng 2 2017 lúc 20:54

bạn học sách VNEN à ? nhưng mình chỉ soạn được thế này thôi, thông cảmbucminh

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869);Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước
phạm mai chi
12 tháng 2 2017 lúc 21:25

lolanglolanglolangmình soạn thế có đúng không bạn ?

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 2 2017 lúc 23:24

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thế hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vần giừ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”. - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. II. MỘT SỐ NỘI DƯNG MỚI VÀ KHÓ - An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897) nhà văn Pháp thế kỉ XIX, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. - Để hiếu được ý nghĩa tư tưởng và thành công nghệ thuật của truyện ngắn này, cần hiểu rõ tình huống được tác giả miêu tả trong truyện. Truyện Buổi học cuối cùng viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của một trường làng thuộc vùng An-dát. Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phố. Phố là tên của một nước chuyên chê trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên, các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Việc dạy và học băng tiếng Pháp trong nhà trường các cấp ở nước Pháp vốn là việc hết sức bình thường, tự nhiên như việc dạy và học tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều bất bình thường ở chổ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy, trò ở ngôi trường ấy được dạy và học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ của họ, bởi vì từ sau buổi đó, các trường học ở vùng này đều phải dạy bằng tiếng Đức (ngôn ngữ của kẻ chiếm đóng). Chính trong tình huống và thời điểm đặc biệt ấy mà mỗi người có mặt trong lớp học, từ thầy giáo Ha-men đến các học trò và cả những người dân, những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ đều thấm thìa điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, ngôn ngữ của dân tộc mình. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi mà quê hương của họ đang bị kẻ khác chiếm đóng và có ý đồ đồng hóa, đồng hoá trước hết băng ngôn ngữ. Lòng vêu nước, tình cám dân tộc ớ đây đã được thế hiện cụ thể trong tình yêu và quý trọng tiêng nói của dân tộc mình. - Truyện cỏ một ý nghĩa lớn lao: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đé, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, tiếng nói cúa dân tộc là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do. Câu nói của thầy Ha-men uKhi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vần giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoả chốn lao tù..? có một ý nghĩa sâu sắc. Câu nói đề cao vai trò của tiếng nói dàn tộc. Tiếng nói của một dân tộc có sức mạnh tinh thần góp phần quyết định sô phận, vận mệnh của dân tộc. - Về nghệ thuật kể chuvện có điếm đặc biệt: cách kể đã xuất phát từ điếm nhìn của ngôi thứ nhất - chú bé Phrăng, một học sinh trong lớp học của thầy Ha-men. Cách kể này tạo điều kiện thuận lợi để nhân vật biêu hiện tâm trạng, ý nghi một cách chân thành và sâu sắc nhất. Nhân vật chú bé Phrăng vừa làm người kể chuyện lại vừa là một nhân vật tham gia vào càu chuyện, góp phần thê hiện chủ đề của tác phẩm. Quang cảnh ngoài dường, trong trường và lớp học trong buổi sáng đáng nhớ ấy có nhiều khác lạ được thể hiện qua sự quan sát, nhận biết của chủ bé Phrăng. Ban đầu là sự ngạc nhiên, chăm chú rồi bị cuốn hút hoàn toàn vào không khí thiêng liêng, xúc động của buổi học. Thái độ, tình cảm và ý nghĩ của Phrăng cũng biến đối rõ rệt: từ chỗ mải chơi, lười học, ngại học tiếng Pháp đến chồ biết yêu quý và ham muốn học tốt tiếng Pháp, nhưng thật đáng buồn, lúc này Phrăng lại không còn được học tiếng Pháp trong trường nữa. - Bài đọc thêm “Tiếng mẹ đẻ” (trích từ tác phẩm Đa-ghc-xtan của tôi) của R.Gam-da-tôp là một bài đọc có nội dung gần gũi với truyện Buổi học cuối cùng. Bài thơ viết về tình yêu tiếng mẹ đẻ của tác giả; tiếng mẹ đẻ là tài sản dân tộc quý giá, gắn bó máu thịt với mỗi con người. III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điếm nào? Em hiểu như thê nào về tèn truyện Buổi học cuối cùng? Gơi ý: Hoàn cảnh, địa điểm: lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát nước Pháp. Thời gian: sau cuộc chiên tranh Pháp - Phổ. Nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phố. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. Buổi học cuối cùng là buổi học cuối cùng băng tiếng Pháp chứ không phải là buối học cuối cùng theo biên chế năm học. 2. Truvện được kế theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhât? Gơi ý: Truyện được kế theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác nữa như bác phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc; cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân trong làng... Người gây ấn tượng nổi bật là thầy giáo Ha-men, người đã có bốn mươi nâm sống băng nghề dạy học; người có một tấm lòng yêu nước Pháp tuyệt vời. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thây có gì khác lạ trên đường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? Gơi ý: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có nhiều khác lạ trên đường, quang cảnh ớ trường và không khí trong lớp học. Trên đường đến trường có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng như một buổi sáng Chủ nhật. Trong lớp, không khí trang trọng, thầy Ha- nen mặc lễ phục, dịu dàng chứ không giận dữ. Ngoài ra, còn nhiều nhân vật khác nữa. 4. Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn ra như thế nào trong buổi học cuối cùng? Gơi ý: Đối với việc học tiếng Pháp, cậu bé rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học toán. Phrăng rất ân hận khi không thuộc bài. Cậu mong ước có thế đọc tiếng Pháp thật to, thật dõng dạc. Từ không thích, cậu bỗng cảm thây yêu mến những cuốn sách tiêng Pháp. Cậu yêu mến người thầy Ha-men vốn hà khắc. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cô gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: - Trang phục; - Thái độ đối với học sinh; - Những lời nói về việc học tiếng Pháp; - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. Nhân vật Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì? Gơi ý: * Trang phục: Mặc bộ quần áo ngày lễ => tôn vinh buối học tiếng Pháp cuối cùng. * Thái độ với học sinh: Rất dịu dàng sắp phải xa lớp, trường... xa giờ học bằng tiếng Pháp yêu thương. * Lời nói: Dịu dàng, ấm áp, đầy xúc động ngay cả khi phê trách nhẹ thái độ thờ ơ với việc học tiếng mẹ đẻ của học sinh đau xót và luyến tiếc tự trách học sinh, phụ huynh, trách mình... => càng nói càng xúc động nghẹn ngào. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ, tiếng quê hương, thứ tiếng trong sáng nhất, hay nhất, vững vàng nhất, phải giữ lấy nó, đừng bao giờ lãng quên. - Thầy đả nói lên chân lý khách quan, không chỉ đúng với nước Pháp mà còn đúng với mọi dân tộc khi đứng trước nguy cơ bị mất độc lập, tự do. Kẻ thù luôn muôn huỷ diệt, đồng hoá ngôn ngữ dân tộc. Bởi vậy giữ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là giữ được chiếc chìa khoá để mở cửa lao tù, giành độc lập tự do. * Cử chỉ, hành động cuối buổi học - Ba âm thanh có ý nghĩa tác động mạnh: + Hai âm thanh đầu gợi cảnh sắc bình yên. + Âm thanh sau gợi hiện tại: Nhắc nhở buổi học cuối cùng trong tự do đã kết thúc => giờ chia tay với học trò, với tiếng Pháp đã điếm. - Người tái nhợt => tâm trạng của thầy lo lắng, xúc động nghẹn ngào, đau đến cao độ, đến mức không nói được hết câu khiến thầy bật ra hành động cuối cùng là viết “Nước Pháp muôn năm!”. 6. Hăy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy? Gơi ý: Một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh: .. tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố... Những tờ mẫu treo trước bùn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp. So sánh khiến câu văn giàu hình ảnh hơn, sinh động hơn. 7. Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giừ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Gơi ý: Câu nói cua thầy Ha-men khẳng định giá trị to lớn của tiếng dân tộc. Tiếng nói của một dân tộc cũng chính là vũ khí đấu tranh sắc bén nhất của dân tộc đó. Yêu tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ cũng chính là một trong nhừng biếu hiện cúa lòng yêu nước.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngân
Xem chi tiết
Chăm học
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
YÊU ĐƠN PHƯƠNG
Xem chi tiết
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết