Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
viston

So sánh sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây

bui hông nguyên
5 tháng 11 2016 lúc 9:42

de ma

 

Dạ Nguyệt
4 tháng 11 2016 lúc 21:58

1/ THỜI KỲ HÌNH THÀNH:
- Phương Đông: Từ thế kỷ III TCN đến khoảng thế kỷ X.
- Phương Tây: Từ thế kỷ V đến thế kỷ X.

2/ THỜI KỲ PHÁT TRIỂN:
- Phương Đông: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
- Phương Tây: Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.

3/ THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG & SUY VONG:
- Phương Đông: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
- Phương Tây: Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV.

4/ CƠ SỞ KINH TẾ:
- Phương Đông: Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
- Phương Tây: Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

5/ CÁC GIAI CẤP CƠ BẢN:
- Phương Đông: Địa chủ & Nông dân lĩnh canh.
- Phương Tây: Lãnh chúa & Nông nô.

6/ PHƯƠNG THỨC BÓC LỘT:
- Phương Đông: Bằng địa tô.
- Phương Tây: Bằng địa tô.

 

Dạ Nguyệt
4 tháng 11 2016 lúc 21:58

sự khác nhau về j vậy bạn?

bui hông nguyên
5 tháng 11 2016 lúc 10:07

hoi j de z

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 11 2016 lúc 12:37

Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.

Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế.
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông[1].

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau[2]:

Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.


Các câu hỏi tương tự
công chúa nhỏ
Xem chi tiết
VŨ THỊ HIỀN
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
Nhân Nguyễn
Xem chi tiết
Chau Anh Mun
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Đinh Trí Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết