-Bút kí là một thể văn nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống của người viết và có kèm theo cả những cảm nhận, nhận xét của riêng người viết. Bút kí (hay bút ký) thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. và thể loại văn học này là thể loại trung gian giữa tùy bút và kí sự.
-Tùy bút là một thể loại kí, người viết tùy bút sẽ ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng của mình về bất cứ vấn đề gì, sự việc nào, không theo một khuôn khổ nhất định hay một hệ thống chặt chẽ mà tuỳ theo dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ nhất thời, như để ngọn bút đưa đi từ liên tưởng này sang liên tưởng khác.
-Hồi kí là câu chuyện mà người viết kể lại những điều mà mình có dịp quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc mà con người đã để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với một kỉ niệm riêng nhưng đồng thời lại có 1 nội dung xã hội phong phú.
Tuỳ bút là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến.
TUỲ BÚT:
thể loại kí, nhà văn dùng ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng của mình về bất cứ vấn đề gì, sự việc nào, không theo một khuôn khổ nhất định hay một hệ thống chặt chẽ mà tuỳ theo dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ nhất thời, như để ngọn bút đưa đi từ liên tưởng này sang liên tưởng khác. TB giàu tính chất trữ tình, nặng về những ý nghĩ riêng tư, vì thế mà sâu sắc, thâm trầm và lôi cuốn người đọc. Lời văn cũng phóng khoáng, thoải mái.
Trong văn học Việt Nam, Phạm Đình Hổ có cuốn "Vũ trung tuỳ bút" (Tuỳ bút viết những ngày mưa). Tiểu thuyết "Chiếc lư đồng mắt cua" của nhà văn Việt Nam hiện đại Nguyễn Tuân là một thiên tuỳ bút dài và những bài kí trong tập "Sông Đà" hay "Hà Nội ta đánh giặc Mĩ giỏi" của ông cũng là những trang TB đặc sắc
BÚT KÍ:
thể văn thuộc loại kí (ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những nhận xét, những cảm xúc của người viết. BK thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. BK thường được xem là thể trung gian giữa kí sự và tuỳ bút. Không có ranh giới rạch ròi giữa các loại kí (BK, kí sự, tuỳ bút), mà biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm, bút pháp của nhà văn. Ở Việt Nam, BK còn có nhiều tên khác, cách viết cũng đa dạng như "Công dư tiệp kí" của Vũ Phương Đề (tiệp kí: ghi nhanh), "Thoái thực kí văn" của Trương Quốc Dụng (kí văn: ghi những điều nghe thấy được), "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn (ghi chép gọn những điều tai nghe mắt thấy).
TUỲ BÚT:
thể loại kí, nhà văn dùng ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng của mình về bất cứ vấn đề gì, sự việc nào, không theo một khuôn khổ nhất định hay một hệ thống chặt chẽ mà tuỳ theo dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ nhất thời, như để ngọn bút đưa đi từ liên tưởng này sang liên tưởng khác. TB giàu tính chất trữ tình, nặng về những ý nghĩ riêng tư, vì thế mà sâu sắc, thâm trầm và lôi cuốn người đọc. Lời văn cũng phóng khoáng, thoải mái.
Trong văn học Việt Nam, Phạm Đình Hổ có cuốn "Vũ trung tuỳ bút" (Tuỳ bút viết những ngày mưa). Tiểu thuyết "Chiếc lư đồng mắt cua" của nhà văn Việt Nam hiện đại Nguyễn Tuân là một thiên tuỳ bút dài và những bài kí trong tập "Sông Đà" hay "Hà Nội ta đánh giặc Mĩ giỏi" của ông cũng là những trang TB đặc sắc
BÚT KÍ:
thể văn thuộc loại kí (ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những nhận xét, những cảm xúc của người viết. BK thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. BK thường được xem là thể trung gian giữa kí sự và tuỳ bút. Không có ranh giới rạch ròi giữa các loại kí (BK, kí sự, tuỳ bút), mà biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm, bút pháp của nhà văn. Ở Việt Nam, BK còn có nhiều tên khác, cách viết cũng đa dạng như "Công dư tiệp kí" của Vũ Phương Đề (tiệp kí: ghi nhanh), "Thoái thực kí văn" của Trương Quốc Dụng (kí văn: ghi những điều nghe thấy được), "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn (ghi chép gọn những điều tai nghe mắt thấy).