*Bản dịch 1:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
- Ưu điểm: Phần dịch có vần điệu, thể thơ khác với bản gốc nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương và khá đầy đủ
- Nhược điểm:
+ "Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao"
Ở phần phiên âm: "mấn mao tồi" tức là tóc đã rụng nhưng ở đây lại là "tóc đà khác bao"➞chưa chính xác
+ "Trẻ con nhìn lạ không chào"
"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức": Trẻ con nhìn, không quen biết➞ không nhắc đến việc "không chào"
+ "Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi"
Phiên âm: "tiếu vấn": cười hỏi➞phần dịch thơ chỉ có "hỏi", thiếu từ "cười"➝thiếu ý
➤ Vì là phần dịch ra thơ với một thể thơ khác nên khó tránh khỏi sai sót về từ ngữ, thiếu ý...