Đề bài : Phân tích nhân vật chị Dậu trong cảnh " Tức nước vỡ bờ"

Huỳnh Thu Trang

So sánh 2 nhân vật chị Dậu và Lão Hạc, Từ đó em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8.

Anh Qua
29 tháng 11 2018 lúc 12:43

- Một xã hội vạn ác, hết sức bất công ; bọn thống trị (ở đây là bọn tay sai, lúc này chúng là đại diện cho bộ máy thống trị) tha hồ tác oai tác quái, còn người nông dân lao động thì sống trong bần cùng, bị đày đoạ đủ điều. Văn bản Tức nước vỡ bờ cho thấy rõ mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt, quyết liệt, đồng thời làm toát lên cái xu thê tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, con đường sống của người nông dân bị áp bức chỉ cỏ thể là đứng lên đấu tranh, không có con đường nào khác. Văn bản Lão Hạc không trực tiếp phản ánh xung đột giai cấp nhưng đã cho thấy rất cụ thể, đầy xúc động về tình cảnh bi đát, không còn đường sống của người nông dân dưới ách thực dân phong kiến trước đây.

- Trong Tức nước vỡ bờ, nếu nhân vật cai lệ được khắc hoạ nổi bật là một kẻ tàn ác, đểu cáng không chút tính người, thì nhân vật chị Dậu lại ngời sáng với những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân lao động : thương yêu chồng con vô bờ, đồng thời tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.

Trong văn bản Lão Hạc, tính cách lão Hạc được khắc hoạ thật chân thực, đầy ấn tượng với những phẩm chất tiềm ẩn mà cao đẹp bất ngờ. Đó là lòng thương con tới mức hi sinh, là bản chất trung hậu hiếm có thể hiện trong tình cảm đặc biệt dành cho “cậu Vàng”, là thái độ tự trọng rất cao, thà chết không nhận của bố thí và không muốn phiền luỵ người khác. Chị Dậu và lão Hạc, mỗi người có sô phận và cá tính riêng, nhưng đều tiêu biểu cho số phận khốn khổ và phẩm chất cao đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.



Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 8 2019 lúc 11:17

1,MB:Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao và NGô Tất Tố.....
2, TB:
*Ld 1: Giải thích về giai cấp nông dân:Một giai cấp trong XH, sống bằng nghề nông....
*Luận d 2: Người nông dân trong xã hội cũ ( thời xưa)
- Hầu hết đều là những con ng` chất phác, hiền lành, gắn bó với nghiệp trồng lúa.
- Cuộc sống nghèo nàn, khó khăn.
- Thường chịu nhiều bi kịch khi xã hội phong kiến có biến chuyển.
Khi đó, một số cam chịu số phận, một số là nòng cốt trong các phong trào đấu tranh.
*Ld3: Ng` ND ngày nay ( phải nói qua về giai đoạn chuyển biến Cách Mạng)
- Cuộc sống dần được cải thiện nhờ phương tiên KT, XH ổn định...
- Chịu tác động mạnh mẽ của Công Nghiệp hoá
Ng` nông dân chịu ảnh hưởng từ lối sống mới, tốt( tiến bộ, ko lạc hậu...), xấu ( tha hoá đạo đức, mất nét đẹp VH, môi trường nông thôn, một bộ phận muốn kiếm sống ở TP, để lại gánh nặng gia đình...)
- Nhiều năm gần đây, nhiều nông dân mới đã có thành tích trong công cuộc đổi mới, góp phần xây dựng hình ảnh đất nước, Tuy nhiên một số khác bảo thủ. không muốn thay đổi, còn nhiều hủ tục...
*Ld4: Ng` nông dân ngay` nay cần làm gì:
- Tiến bộ, sáng tạo, cải tiến, hội nhập....
-Bài trừ thói lạc hậu, tệ nạn XH
-Gìn giữ nét VH tốt đẹp.
- Nhà Nước, Chính phủ, Địa phương cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ... để GC NDân là một bộ phận ko thể thiếu giúp đất nc đi lên...
3, KB...
Trên đây là dàn ý chung chung thôi, còn các bạn có thể phát triển thêm các ý khác sáng tạo hơn để bàn luận, đưa thêm các dẫn chứng Văn học

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 8 2019 lúc 15:26

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t­ượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam tr­ước cách mạng .

* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ngư­ời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì tr­ước cách mạng : có phẩm chất của ngư­ời phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ng­ời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :

- Là một ng­ười vợ giàu tình th­ương : ân cần chăm sóc ng­ười chồng ốm yếu giữa vụ s­ưu thuế.

- Là ng­ười phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng

* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất ng­ười nông dân thể hiện ở :

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trư­ớc cách mạng :

* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sư­u thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.

* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đ­ợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về ngư­ời nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thư­ơng đối với số phận bi kịch của ng­ười nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con ng­ời… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
10 tháng 8 2019 lúc 23:23

Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã

làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội

thực dân phong kiến

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô

cùng nghèo khổ.

+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc

sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt ... lão đã tìm đến cái

chết để giải thoát cho số kiếp của mình.

+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia

đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó ...để

nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên

đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen

như mực.... - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù

đảm đang, không muốn liên lụy người khác....

+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự

trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo...

+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng

đứng lên để bảo vệ.... - Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật

tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân

Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất

công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với

những người cùng khổ ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngân Hoàng Trường
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
hoàng hải anh
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Hoàng Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Khánh Đan
Xem chi tiết
Lưu thị anh thư
Xem chi tiết
nguyễn đức trung
Xem chi tiết
Mắm Cuồng XÔô
Xem chi tiết