ủa! sao lớp bạn học nhanh zậy bài này ra tết mới học mà
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quí của dân tộc yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Phải giữ gìn và phát triển.
- Tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
Chắc là do trường của Nguyễn Hữu thề học chậm đó, trường mình cũng học xong rồi
Thông qua câu chuyện kể của Phrăng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát bị chiếm đóng, tác giả đã ca ngợi tình yêu tiếng Pháp , tình yêu nước Pháp của những người Pháp.Từ đó gợi ra thái độ đúng đắn đối với ngôn ngữ , thứ của cải quý báu của mỗi dân tộc.
Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng và lời nói của họ.
Ý nghĩa của câu chuyện là:
+ Nói lên giá trị của ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc.
+ Tình yêu nước sâu sắc và yêu tiếng nói dân tộc.
+ Muốn chúng ta phải luôn cố gắng giữ gìn tiếng nói dân tộc.
+ Phải luôn có tình yêu nước, muốn đc tự do ko có chiến tranh.
Ý nghĩa:
Tiếng nói của dân tộc rất có ý nghĩa. Yêu tiếng nói dân tộc chính là yêu quê hương đất nước.