Bài 13. Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã thay đổi rất nhiều. Chủ nghĩa thực dân phương Tây lần lượt sụp đổ trước chủ nghĩa dân tộc gia tăng và các đảng chính trị mới giành được ảnh hưởng. Chiến tranh lạnh cũng tràn vào khu vực này, chi phối quá trình chuyển đổi từ chế độ thuộc địa sang thời kì độc lập, tự chủ ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Vậy, từ năm 1945 đến năm 1991, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển như thế nào? Những chặng đường nào mà các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua để hướng tới một tương lai chung?

Nguyễn  Việt Dũng
31 tháng 3 lúc 11:56

Trung Quốc: 

- 20/7/1946, Trung hoa Quốc dân đảng phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Trong năm đầu (từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947), lực lượng cách mạng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không ham giữ đất, chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương.

- Từ giữa năm 1947, Quân Giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 4-1949, tiến vào giải phóng Nam Kinh.

- Tháng 9-1949 cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng chạy ra Đài Loan.

- Ngày 1/10/1049, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

-- Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

- Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2000)

Nhật Bản: 

- Từ năm 1945 đến năm 1952: Nhật đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

- Từ năm 1952 đến năm 1973: phát triển nhanh, giai đoạn phát triển "thần kì", coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Từ năm 1973 đến năm 1991: phát triển xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

- Từ năm 1991 đến năm 2000: suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, khoa học - kĩ thuật của Nhật vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao

Ấn Độ: 

- Kinh tế: nhờ cuộc ”cách mạng xanh” trong nông nghiệp Ấn Độ đã tự túc được lương thực. Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới; phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân,... đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp

- Khoa học kỹ thuật: thử thành công bom nguyên tử (1947), phóng vệ tinh nhân tạo lên trái đất bằng tên lửa của mình (1975), 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ (2002), “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.

- Đối ngoại: chính sách hòa bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc

Những chặng đường: 

- 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á

- 1994, sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

- 1996, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã khai mạc tại Băng-cốc (Thái Lan)

- 1989, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời

- 2003, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ chín ra Tuyên bố Hòa hợp Ba-li 2, quyết định tiến tới Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị - an ninh, về kinh tế, về văn hóa - xã hội và tiến hành khởi thảo Hiến chương ASEAN.