Quan sát Hình 18.2 và đọc mục II của bài học, thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Tóm tắt nội dung cơ bản của từng bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật.
- Làm rõ mối quan hệ giữa "xác định yêu cầu" và "kiểm chứng giải pháp".
Nội dung cơ bản của từng bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.
1. Xác định vấn đề: Kết thúc bước này cần phải hiểu và trả lời rõ ràng các câu hỏi: Vấn đề hay là nhu cầu cần giải quyết là gì? Ai đang gặp vấn đề hay là có nhu cầu cần giải quyết? Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó lại phải cần giải quyết?
2. Tìm hiểu tổng quan: nghiên cứu kiến thức và các giải pháp đã có, chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết các vấn đề tiếp theo.
3. Xác định yêu cầu: Đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được. Một trong những cách xây dựng tiêu chí là dựa vào sự phân tích các giải pháp hay là sản phẩm đang có.
4. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp:
Đề xuất giải pháp: Cần đề xuất số lượng tối đa các giải pháp có thể và bám sát với yêu cầu, tiêu chí đã nêu.
Đánh giá và lựa chọn giải pháp: Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất vừa đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm, vừa phù hợp với nguồn tài chính, công nghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện.
5. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp: Nguyên mẫu là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo các vật liệu không giống với sản phẩm cuối cùng. Mẫu này sẽ được xem xét, đánh giá kiểm tra mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm.
6. Kiểm chứng giải pháp: Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm.
7. Lập hồ sơ kĩ thuật: Lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế phản ánh đầy đủ hình dạng, kết cấu, các thông số kĩ thuật, các quy trình công nghệ đủ để sản xuất, chế tạo sản phẩm và để làm cơ sở cho các giải pháp và thiết kế về sau.
- Trong quy trình, bước có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật là bước đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp có tính chất quyết định cho tính sáng tạo và là cơ sở của hoạt động thiết kế kĩ thuật.
- Mối quan hệ giữa "xác định yêu cầu" và "kiểm chứng giải pháp" là Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm. Khi nguyên mẫu chỉ đáp ứng một phần, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí đặt ra, cần điều chỉnh giải pháp, nguyên mẫu và thử nghiệm lại.
* Tóm tắt nội dung cơ bản của từng bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật:
1. Xác định vấn đề: Kết thúc bước này cần phải trả lời rõ ràng các câu hỏi: Vấn đề hay nhu cầu cần giải quyết là gì? Ai đang gặp vấn đề hay có nhu cầu cần giải quyết? Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó cần giải quyết?
2. Tìm hiểu tổng quan: nghiên cứu kiến thúc và các giải pháp đã có, chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo.
3. Xác định yêu cầu: Đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được. Một trong những cách xấy dựng tiêu chí là dựa vào sự phân tích các giải pháp hay sản phẩm đang có.
4. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp:
Đề xuất giải pháp: Cần đề xuất số lượng tối đa các giải pháp có thể, bám sát với yêu cầu, tiêu chí đã nêu.
Đánh giá và lựa chọn giải pháp: Lựa chọn giải pháp tốt nhất vừa đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm, vừa phù hợp với nguồn lực thực hiện về tài chính, công nghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện.
5. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp: Nguyên mẫu là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo các vật liệu không giống với sản phẩm cuối cùng. Mẫu này sẽ được xem xét, đánh giá kiểm tra mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm.
6. Kiểm chứng giải pháp: Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm.
7. Lập hồ sơ kĩ thuật: Lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế phản ánh đầy đủ hình dạng, kết cấu, các thông số kĩ thuật, các quy trình công nghệ đủ để sản xuất, chế tạo sản phẩm.
* Bước đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật.
* Mối quan hệ giữa "kiểm chứng giải pháp" và "xác định yêu cầu" là: Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm. Khi nguyên mẫu chỉ đáp ứng một phần, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí đặt ra, cần điều chỉnh giải pháp, nguyên mẫu và thử nghiệm lại.