Truyện Kiều- Nguyễn Du

Hải Lê Trần

Qua truyện kiều hãy cảm nhận về vẻ đẹp chị em thúy kiều

Xin mọi người giúp em với

minh nguyet
1 tháng 8 2019 lúc 22:09

Tham khảo:

Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích “Truyện Kiều” kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du - tác phẩm hay về nhiều mặt. Nghệ thuật tả người trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” - miêu tả 2 chị em Thúy Kiều xưa nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.

b. Thân bài

4 câu đầu: Giới thiệu chị em Thúy Kiều Tác giả ca ngợi chị em Thúy Kiều đều mang vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn tính nết. Cả hai đều được tác giả miêu tả là “mười phân vẹn mười” 4 câu tiếp: Tả vẻ đẹp của Thúy Vân Với những từ ngữ trau truốt, gợi những hình ảnh ước lệ, tượng trưng rất đẹp và giàu sức gợi tả, được chọn lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế Nguyễn Du đã khắc họa rất sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn mơn mởn sức sống của Thúy Vân, biểu hiện tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng. 12 câu tiếp: Chân dung Thúy Kiều Cùng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng được lọc qua tâm hồn mẫn cảm tinh tế, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của đại thi hào hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy “sắc nước hương trời” đến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. “Hồng nhan bạc mệnh”, cái sắc sảo mặn mà khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo một cuộc đời đầy sóng gió, bể dâu sẽ ập đến với nàng. Tác giả khéo léo tả Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Nếu Vân được tả là cô gái phúc hậu với khuôn mặt tròn như mặt trăng, đôi lông mày đậm như“mày ngài mắt phượng”, “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì Thúy Kiều lại được tả là “sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân. Khác hẳn Thúy Vân, Thúy Kiều thông minh, đa tài, đa cảm dường như số phận cuộc đời đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hóa lên “bản đàn bạc mệnh”. Cả diện mạo bên ngoài và diện mạo tâm hồn cùng hé mở dần tính cách, số phận của nàng Kiều. 4 câu cuối: Vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn của chị em Thúy Kiều Tác giả khẳng định Thúy Kiều và Thúy Vân đều sống nghiêm túc, sung sướng trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, chưa hề chú ý đến chuyện yêu đương cho dù “Tường đông ong bướm đi về”cũng vẫn “mặc ai”. Bút pháp nghệ thuật miêu tả chân dung Chị em Kiều: Dẫu vẫn sử dụng nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, thế nhưng với tâm hồn mẫn cảm tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc họa thật sinh động hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng, toát lên từng tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau không thể phai nhạt trong tâm hồn người.

3. Kết bài

Cảm nhận, đánh giá chung về tác giả và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Cảm nhận về nghệ thuật lẫn nội dung đoạn trích. Bằng bút pháp miêu tả tinh tế, sử điển cố, bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều về tài sắc và cả số phận. Qua đó chúng ta càng thấy tâm phục, trân trọng tài hoa của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 8 2019 lúc 4:37

Tham khảo :

I. Mở bài

Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam

– Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

– Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

2. Các đức tính tốt đẹp của Thúy Kiều

Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến:

- Chữ hiếu: Kiều bán mình để chuộc cha và em làm tròn đạo hiếu

+ Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha.

=> Lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

- Chữ nghĩa:

+ Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía.

+ Tình yêu không trọn vẹn, Thúy Kiều nhờ em là Thúy Vân tiếp nối mối tình dang dở của mình

+ Số phận của Kiều gặp nhiều éo le:

Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn Mối tình với Thúc Sinh, Thúy Kiều trở thành vợ lẽ, chịu cảnh ghen tuông của Hoạn Thư, nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến. Mối tình với Từ Hải - người đã giúp Kiều giải oan - trọn vẹn nhưng ngắn ngủi

3. Đánh giá nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển khắc họa sinh động chân dung nhân vật Kiều qua đó toát lên tính cách nhân vật.

- Sử dụng miêu tả khái quát cùng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung nhân vật

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Lên án, tố cáo một xã hội bất công, thối nát đẩy con người vào tình cảnh éo le

Bình luận (0)
Nguyen
1 tháng 8 2019 lúc 22:15

Tham khảo:

Nhắc tới Thúy Kiều, ai cũng nghĩ ngay đến một người con gái bạc mệnh với số phận bi kịch phải mười lăm năm lênh đênh trôi dạt giữa cuộc đời. Thế nhưng, sắc đẹp cùng tài năng của nàng cũng luôn được người ta nhắc tới "mười phân vẹn mười", khó có ai có thể bì kịp. Có thể nói Nguyễn Du đã thật ưu ái cho nàng bởi ông đã dùng hết tài năng cùng ngòi bút tinh tế của mình để dựng lên bức chân dung đẹp đẽ nhất của nàng với vẻ đẹp cốt cách cùng tài năng hơn người. Tất cả những điều đó được thể hiện thật rõ qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ngay ở phần đầu tiên "Gặp gỡ và đính ước" của tác phẩm khi Nguyễn Du giới thiệu về gia đình, thân thế cũng như cuộc sống đầu đời của nàng. Đoạn trích là những lời thơ ca ngợi vẻ đẹp cùng tài năng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, đặc biệt là Thúy Kiều.

Gia đình Thúy Kiều gồm hai chị em nàng, điều đó được Nguyễn Du giới thiệu ngay từ những dòng thơ đầu tiên. Cả hai đều là những thiếu nữ xinh đẹp, rạng ngời, uyển điệu như cành mai chớm nở, trong trắng như gió tuyết đầu mùa. Cả hai nàng tuy khác nhau về dáng dấp, tính cách nhưng đều là những người con gái có tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười" khiến cho ai nhìn cũng phải say đắm. Thúy Vân - người con gái mang vẻ đẹp như vầng trăng tròn đầy với khuôn mặt đoan trang, tròn trịa mà phúc hậu cùng làn da trắng như tuyết, mái tóc như suối nước mềm mại. Người xưa vẫn luôn chuộng những người con gái như thế, vừa có nét phượng mày ngài, khuôn mặt tròn đầy như mặt trăng vừa có làn da trắng, môi đỏ hồng. Khuôn mặt xinh đẹp với vẻ phúc hậu say lòng người, Thúy Vân còn là người con gái với vẻ đoan trang, hiền hậu, bởi mỗi tiếng nói thốt lên đều như tiếng ngọc ngân vang. Quả là một người con gái xinh đẹp, dịu dàng khiến cho người khác phải vấn vương.

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Nếu như theo lẽ thường tình, Thúy Kiều vốn là chị, đáng ra Nguyễn Du phải đặt nàng lên trước Thúy Vân để đặc tả thì mới hợp lý. Vậy mà ở đây, Nguyễn Du lại đặc cách miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều, phải chăng đây là nghệ thuật đòn bẩy, tả mây nẩy trăng, Nguyễn Du muốn dùng vẻ đẹp của Vân để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều? Chẳng thế mà ông viết:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai"

Vẻ đẹp của Kiều đột nhiên xuất hiện sau những câu thơ thật hay miêu tả về Thúy Vân. Ở đây, Nguyễn Du đã khéo léo lồng vào trong câu thơ một sự so sánh thật nhẹ trước vẻ đẹp của hai nàng. Nếu như Vân xinh đẹp, "trang trọng khác vời" nhường ấy thì Kiều - chị của Vân lại "càng sắc sảo mặn mà" xinh đẹp hơn bội phần. Không chỉ về "sắc" đẹp mà còn cả "tài" hoa nữa: "so bề tài sắc lại là phần hơn". Những tính từ so sánh với độ tăng "càng", "lại" càng khiến người đọc có thêm những suy tư về nét đẹp của Kiều. Vẻ sắc sảo, mặn mà cùng tài sắc của Kiều còn hơn Thúy Vân một bậc, vậy không hiểu Kiều đẹp đến nhường nào?

Để miêu tả về Kiều, trước tiên, Nguyễn Du đã miêu tả thật rõ vẻ đẹp ngoại hình của Kiều. Đó là một vẻ đẹp vừa mang nét sắc sảo của trí tuệ hơn người, vừa có nét mặn mà, đằm thắm ở sâu thẳm tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đầu tiên ánh lên trên gương mặt với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng:

"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Đây quả là lời thơ thật đẹp miêu tả lại ánh mắt cùng gương mặt xinh đẹp của nàng. Nguyễn Du đã chọn để miêu tả ở đây bằng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, để dựng lên trước mắt chúng ta một dung mạo thực sự "mười phân vẹn mười" của Kiều. Một gương mặt với ánh mắt trong vắt, yên tĩnh, nhẹ nhàng, biêng biếc như làn nước mùa thu. Liệu có chăng ánh mắt nào đẹp và dịu dàng hơn ánh mắt ấy? Đôi mắt của một trang mĩ nhân tuyệt mĩ mà chỉ cần một ánh mắt nhìn thôi cũng đã khiến ta xao xuyến rồi. Không như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết toàn bộ gương mặt thì ở Thúy Kiều, ông lại chỉ tả điểm, lấy điểm để tả diện. Như chúng ta vẫn thường nói, "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" của một con người, vậy nên ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả thật tinh tế đôi mắt của Kiều. Đôi mắt ấy vừa đẹp dịu dàng lại phảng phất nỗi buồn thăm thẳm của mùa thu. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn đặc tả đôi lông mày của Kiều như một nét núi mùa xuân "nét xuân sơn". Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, cuốn hút lạ thường. Và chỉ qua hai điểm đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy được một tâm hồn vừa trong sáng vừa có chiều sâu của nàng Kiều. Ở đây, có thể thấy rằng, Nguyễn Du đã sử dụng một loạt những hình ảnh ước lệ của thiên nhiên như "thu thuỷ, xuân sơn" để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của Kiều.

Vẻ đẹp của Kiều đã vượt ra khỏi những nét đẹp chuẩn mực thông thường của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có phải vậy chăng nên "hoa ghen, liễu hờn" trước sắc đẹp của nàng:

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành"

Hoa, liễu - hai loài vật vốn luôn được dùng để miêu tả vẻ đẹp của một người con gái. Ở đây, nó cũng được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy chẳng những đẹp mà còn rạng rỡ, "thắm" đượm hơn cả sắc hoa khiến cho nó cũng phải ghen tỵ, và cành liễu kia cũng phải "hờn" tủi trước vẻ yểu điệu, xinh đẹp của Kiều. Nghệ thuật nhân hóa được Nguyễn Du khéo léo sử dụng trong câu thơ trên vừa để diện tả vẻ đẹp của Kiều vừa để ẩn dụ vào trong đó một sự hờn trách, ghen tỵ, đố kị của thiên nhiên, cuộc đời với nàng. Có chăng, chính ở đây, Nguyễn Du đã báo hiệu cho Kiều rằng cuộc đời nàng sẽ phải chịu đựng sự gian khổ, đau đớn bởi thiên nhiên vạn vật đã chẳng đồng lòng mà bao dung nàng? Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên nhẹ nhàng chịu "thua", chịu "nhường" nhịn trong hòa bình, thì vẻ đẹp của Kiều lại khiến cho trời đất "ghen, hờn" tức tưởi! Quả đúng là số phận nàng sẽ chẳng êm đềm, chảy trôi!

Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ nói quá "nghiêng nước nghiêng thành" để chỉ vẻ đẹp của nàng. Thành ngữ này dựa vào điển cố khi xưa sắc đẹp yêu kiều của người con gái đã khiến cho quân vương say đắm đến mức mất nước, vậy nên sau này, người ta mới dùng điển cố này để gợi tả vẻ đẹp của giai nhân. Vậy mới nói, Nguyễn Du đã thực sự đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để miêu tả sắc đẹp của Kiều và chứng tỏ đó là một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ "khuynh quốc khuynh thành".

Vẻ đẹp về ngoại hình của Kiều được Nguyễn Du dựng lên chỉ bằng đôi ba câu ngắn ngủi. Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện, cùng những hình ảnh thơ ước lệ, ông đã vẽ lên bức họa chân dung nàng Kiều với vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng quả giống bức tranh thủy mặc có núi, có nước trời thu, vừa trung hòa, êm dịu, lại vừa đằm thắm, thiết tha.

Sắc đẹp của Kiều kiêu sa nhường ấy, khiến người ta khen ngợi không ngớt thì tài năng của nàng cũng khiến họ phải trầm trồ tới mức thán phục rằng:

"Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

Nếu như khi miêu tả Vân, Nguyễn Du chỉ chú trọng vào vẻ đẹp của nàng thì ở Thúy Kiều, người ta thấy ông không chỉ ưu ái Kiều về vẻ đẹp mà còn đặc tả thật kĩ tài năng của nàng. Sắc đẹp của nàng đẹp tựa nhường ấy, chim sa cá lặn là thế, nhưng tài năng của nàng còn nổi bật hơn. Người xưa vẫn thường quan niệm rằng tài năng của người con gái phải đủ cầm - kì - thi - họa, nhưng không mấy ai có thể được toàn tài ở bốn lĩnh vực này. Có chăng thì chắc hẳn người con gái ấy phải qua khổ luyện, gian truân từ bé mới đạt được thành tựu ấy. Thế nhưng với Kiều, tài năng của nàng là một tuyệt tác có một không hai ở đời, tất cả tài năng của nàng đều là thiên phú. Bất kì ở lĩnh vực nào, nàng cũng nổi bật cũng toàn tài. Nàng đã đạt đến mức lý tưởng về tài năng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Từ khả năng vẽ tranh "thi họa" đến khả năng làm thơ, ngâm thơ "đủ mùi ca ngâm", tất cả đều khiến người khác phải trầm trồ, thán phục. Thế nhưng, nổi bật nhất trong tài năng của nàng là khả năng đàn hát, thi ca. Tài năng ấy của nàng đã vượt xa mọi người "làu bậc ngũ âm", thậm chí vượt xa những người con gái tài giỏi khác một bậc "ăn đứt hồ cầm một chương". Và khúc nhạc "bạc mệnh" của nàng sáng tác ra khi cất lên khiến ai ai cũng phải cất lòng sầu thương, đau đớn. Đó là khúc nhạc để nói lên một tâm tư đa cảm, một trái tim sầu muộn, một cuộc đời éo le. Khúc nhạc ấy có chăng sau này đã vận vào cuộc đời giông bão của nàng? Tuy vậy, phải nói, tài năng của nàng quả thật khiến người ta bội phục muôn phần.

Thế nhưng, ở đây, có vẻ như Nguyễn Du cũng khéo léo lồng vào đó một ẩn ý rằng cuộc đời của nàng sẽ não nề, "não nhân" tựa như khúc nhạc "bạc mệnh" của mình. Bởi sắc đẹp, tài năng của nàng đều vượt trội người thường, khiến cho cả trời xanh cũng phải đem lòng đố kỵ.

Tóm lại, Nguyễn Du đã thành công dựng lên bức chân dung của Thúy Kiều về cả sắc đẹp lẫn tài năng. Một vẻ đẹp tuyệt mỹ khiến cho trời xanh đố kị, một tài năng vượt trội khiến cho ai cũng phải thán phục, trầm trồ. Thế nhưng, phải chăng đó cũng là lời dự đoán số phận của nàng mà Nguyễn Du muốn gửi gắm bởi ông đã từng nói:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Phải, người có tài thường mang phận bạc "Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần", người có sắc thường bị trời ghen "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Và Kiều cũng không nằm ngoài vòng xoay đó của tạo hóa.

Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện cũng một loạt những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ của thiên nhiên, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh của nàng Kiều vừa đẹp về sắc lại đẹp về tài hoa. Khả năng khắc họa chân dung của ông cũng thật độc đáo và tinh tế: dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều - nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo. Bức tranh của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cùng được sử dụng những hình ảnh ước lệ, thế nhưng bức tranh chân dung hiện lên lại một đậm một nhạt. Tuy vậy, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du cũng đã khiến chúng ta thấy rõ được chân dung của cả hai nàng, đặc biệt là tài năng và sắc đẹp của Kiều.

Khép lại những câu thơ, người ta thấy đọng lại trong lòng là vẻ đẹp rạng rỡ của Kiều cùng tài năng xuất sắc của nàng. Có thể nói rằng, có mấy người con gái có được tài sắc vẹn toàn nhường ấy. Bút pháp miêu tả tài hoa của Nguyễn Du đã thật khiến chúng ta phải ngưỡng mộ. Thúy Kiều quả là một người con gái mà bất cứ ai cũng ao ước được gặp gỡ một lần. Quả thật, chúng ta đã cảm nhận cảm hứng ngợi ca sắc đẹp cùng tài năng mà Nguyễn Du trân trọng dành cho nàng Kiều của mình.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 8 2019 lúc 11:37

Những câu thơ tả Kiểu, tác giả đã sử dụng thủ pháp ước lệ vô cùng tinh tế và tài tình. Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc trên đời. Dường như tác giả đã có một tình cảm vô cùng ưu ái với nhân vật Kiều, không chỉ vẹn toàn tài sắc mà nội tâm của Thúy Kiều còn vô cùng sâu sắc, là một người con hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh. Nguyễn Du đã bằng tất cả những cảm nhận và tài năng của mình để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện lên với vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu. Đôi mắt ấy thật êm ả và dịu dàng, hút hồn biết bao ánh nhìn, hơn nữa đôi mắt lại được kết hợp với đôi chân mày thanh tí, dày dặn, thể hiện dáng núi của một ngọn núi mùa xuân đang tràn ngập sức sống. Vẻ đẹp của Thúy Kiểu là một vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao, chỉ bằng đôi mắt ấy ta đã cảm nhận được một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai của Thúy Kiều. Tuy nhiên đó phải chăng cũng là điềm báo cho mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều sóng gió của Thúy Kiều, phận hồng nhan và đa truân của nàng trong tương lai. Thúy Kiều đẹp tới mức mà “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, nghĩa là đẹp tới mức hoa nhường nguyệt thẹn. Nhìn thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều ngay cả thiên nhiên cây cỏ cũng phải hổ thẹn vô cùng vì cảm thấy mình không còn tươi sắc, đẹp đẽ bằng vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã dùng những mỹ từ ưu ái nhất để dành cho việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều – một vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy. Đó dường như cũng là một điềm báo mà tác giả đã dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều. Bởi từ xa xưa dân gian đã có câu truyền đời rằng “Hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều với vẻ đẹp như vậy ắt khó tránh khỏi “bạc mệnh”.

Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu, có một không hai của nàng, đồng thời thấy được vẻ đẹp đó là một vẻ đẹp mang lại nhiều chông gai, thử thách cho người con gái tài sắc vẹn toàn này.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
2 tháng 8 2019 lúc 16:38

Nhắc tới Thúy Kiều, ai cũng nghĩ ngay đến một người con gái bạc mệnh với số phận bi kịch phải mười lăm năm lênh đênh trôi dạt giữa cuộc đời. Thế nhưng, sắc đẹp cùng tài năng của nàng cũng luôn được người ta nhắc tới "mười phân vẹn mười", khó có ai có thể bì kịp. Có thể nói Nguyễn Du đã thật ưu ái cho nàng bởi ông đã dùng hết tài năng cùng ngòi bút tinh tế của mình để dựng lên bức chân dung đẹp đẽ nhất của nàng với vẻ đẹp cốt cách cùng tài năng hơn người. Tất cả những điều đó được thể hiện thật rõ qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ngay ở phần đầu tiên "Gặp gỡ và đính ước" của tác phẩm khi Nguyễn Du giới thiệu về gia đình, thân thế cũng như cuộc sống đầu đời của nàng. Đoạn trích là những lời thơ ca ngợi vẻ đẹp cùng tài năng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, đặc biệt là Thúy Kiều.

Gia đình Thúy Kiều gồm hai chị em nàng, điều đó được Nguyễn Du giới thiệu ngay từ những dòng thơ đầu tiên. Cả hai đều là những thiếu nữ xinh đẹp, rạng ngời, uyển điệu như cành mai chớm nở, trong trắng như gió tuyết đầu mùa. Cả hai nàng tuy khác nhau về dáng dấp, tính cách nhưng đều là những người con gái có tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười" khiến cho ai nhìn cũng phải say đắm. Thúy Vân - người con gái mang vẻ đẹp như vầng trăng tròn đầy với khuôn mặt đoan trang, tròn trịa mà phúc hậu cùng làn da trắng như tuyết, mái tóc như suối nước mềm mại. Người xưa vẫn luôn chuộng những người con gái như thế, vừa có nét phượng mày ngài, khuôn mặt tròn đầy như mặt trăng vừa có làn da trắng, môi đỏ hồng. Khuôn mặt xinh đẹp với vẻ phúc hậu say lòng người, Thúy Vân còn là người con gái với vẻ đoan trang, hiền hậu, bởi mỗi tiếng nói thốt lên đều như tiếng ngọc ngân vang. Quả là một người con gái xinh đẹp, dịu dàng khiến cho người khác phải vấn vương.

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Nếu như theo lẽ thường tình, Thúy Kiều vốn là chị, đáng ra Nguyễn Du phải đặt nàng lên trước Thúy Vân để đặc tả thì mới hợp lý. Vậy mà ở đây, Nguyễn Du lại đặc cách miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều, phải chăng đây là nghệ thuật đòn bẩy, tả mây nẩy trăng, Nguyễn Du muốn dùng vẻ đẹp của Vân để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều? Chẳng thế mà ông viết:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai"

Vẻ đẹp của Kiều đột nhiên xuất hiện sau những câu thơ thật hay miêu tả về Thúy Vân. Ở đây, Nguyễn Du đã khéo léo lồng vào trong câu thơ một sự so sánh thật nhẹ trước vẻ đẹp của hai nàng. Nếu như Vân xinh đẹp, "trang trọng khác vời" nhường ấy thì Kiều - chị của Vân lại "càng sắc sảo mặn mà" xinh đẹp hơn bội phần. Không chỉ về "sắc" đẹp mà còn cả "tài" hoa nữa: "so bề tài sắc lại là phần hơn". Những tính từ so sánh với độ tăng "càng", "lại" càng khiến người đọc có thêm những suy tư về nét đẹp của Kiều. Vẻ sắc sảo, mặn mà cùng tài sắc của Kiều còn hơn Thúy Vân một bậc, vậy không hiểu Kiều đẹp đến nhường nào?

Để miêu tả về Kiều, trước tiên, Nguyễn Du đã miêu tả thật rõ vẻ đẹp ngoại hình của Kiều. Đó là một vẻ đẹp vừa mang nét sắc sảo của trí tuệ hơn người, vừa có nét mặn mà, đằm thắm ở sâu thẳm tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đầu tiên ánh lên trên gương mặt với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng:

"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Đây quả là lời thơ thật đẹp miêu tả lại ánh mắt cùng gương mặt xinh đẹp của nàng. Nguyễn Du đã chọn để miêu tả ở đây bằng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, để dựng lên trước mắt chúng ta một dung mạo thực sự "mười phân vẹn mười" của Kiều. Một gương mặt với ánh mắt trong vắt, yên tĩnh, nhẹ nhàng, biêng biếc như làn nước mùa thu. Liệu có chăng ánh mắt nào đẹp và dịu dàng hơn ánh mắt ấy? Đôi mắt của một trang mĩ nhân tuyệt mĩ mà chỉ cần một ánh mắt nhìn thôi cũng đã khiến ta xao xuyến rồi. Không như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết toàn bộ gương mặt thì ở Thúy Kiều, ông lại chỉ tả điểm, lấy điểm để tả diện. Như chúng ta vẫn thường nói, "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" của một con người, vậy nên ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả thật tinh tế đôi mắt của Kiều. Đôi mắt ấy vừa đẹp dịu dàng lại phảng phất nỗi buồn thăm thẳm của mùa thu. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn đặc tả đôi lông mày của Kiều như một nét núi mùa xuân "nét xuân sơn". Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, cuốn hút lạ thường. Và chỉ qua hai điểm đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy được một tâm hồn vừa trong sáng vừa có chiều sâu của nàng Kiều. Ở đây, có thể thấy rằng, Nguyễn Du đã sử dụng một loạt những hình ảnh ước lệ của thiên nhiên như "thu thuỷ, xuân sơn" để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của Kiều.

Vẻ đẹp của Kiều đã vượt ra khỏi những nét đẹp chuẩn mực thông thường của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có phải vậy chăng nên "hoa ghen, liễu hờn" trước sắc đẹp của nàng:

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành"

Hoa, liễu - hai loài vật vốn luôn được dùng để miêu tả vẻ đẹp của một người con gái. Ở đây, nó cũng được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy chẳng những đẹp mà còn rạng rỡ, "thắm" đượm hơn cả sắc hoa khiến cho nó cũng phải ghen tỵ, và cành liễu kia cũng phải "hờn" tủi trước vẻ yểu điệu, xinh đẹp của Kiều. Nghệ thuật nhân hóa được Nguyễn Du khéo léo sử dụng trong câu thơ trên vừa để diện tả vẻ đẹp của Kiều vừa để ẩn dụ vào trong đó một sự hờn trách, ghen tỵ, đố kị của thiên nhiên, cuộc đời với nàng. Có chăng, chính ở đây, Nguyễn Du đã báo hiệu cho Kiều rằng cuộc đời nàng sẽ phải chịu đựng sự gian khổ, đau đớn bởi thiên nhiên vạn vật đã chẳng đồng lòng mà bao dung nàng? Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên nhẹ nhàng chịu "thua", chịu "nhường" nhịn trong hòa bình, thì vẻ đẹp của Kiều lại khiến cho trời đất "ghen, hờn" tức tưởi! Quả đúng là số phận nàng sẽ chẳng êm đềm, chảy trôi!

Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ nói quá "nghiêng nước nghiêng thành" để chỉ vẻ đẹp của nàng. Thành ngữ này dựa vào điển cố khi xưa sắc đẹp yêu kiều của người con gái đã khiến cho quân vương say đắm đến mức mất nước, vậy nên sau này, người ta mới dùng điển cố này để gợi tả vẻ đẹp của giai nhân. Vậy mới nói, Nguyễn Du đã thực sự đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để miêu tả sắc đẹp của Kiều và chứng tỏ đó là một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ "khuynh quốc khuynh thành".

Vẻ đẹp về ngoại hình của Kiều được Nguyễn Du dựng lên chỉ bằng đôi ba câu ngắn ngủi. Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện, cùng những hình ảnh thơ ước lệ, ông đã vẽ lên bức họa chân dung nàng Kiều với vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng quả giống bức tranh thủy mặc có núi, có nước trời thu, vừa trung hòa, êm dịu, lại vừa đằm thắm, thiết tha.

Sắc đẹp của Kiều kiêu sa nhường ấy, khiến người ta khen ngợi không ngớt thì tài năng của nàng cũng khiến họ phải trầm trồ tới mức thán phục rằng:

"Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

Nếu như khi miêu tả Vân, Nguyễn Du chỉ chú trọng vào vẻ đẹp của nàng thì ở Thúy Kiều, người ta thấy ông không chỉ ưu ái Kiều về vẻ đẹp mà còn đặc tả thật kĩ tài năng của nàng. Sắc đẹp của nàng đẹp tựa nhường ấy, chim sa cá lặn là thế, nhưng tài năng của nàng còn nổi bật hơn. Người xưa vẫn thường quan niệm rằng tài năng của người con gái phải đủ cầm - kì - thi - họa, nhưng không mấy ai có thể được toàn tài ở bốn lĩnh vực này. Có chăng thì chắc hẳn người con gái ấy phải qua khổ luyện, gian truân từ bé mới đạt được thành tựu ấy. Thế nhưng với Kiều, tài năng của nàng là một tuyệt tác có một không hai ở đời, tất cả tài năng của nàng đều là thiên phú. Bất kì ở lĩnh vực nào, nàng cũng nổi bật cũng toàn tài. Nàng đã đạt đến mức lý tưởng về tài năng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Từ khả năng vẽ tranh "thi họa" đến khả năng làm thơ, ngâm thơ "đủ mùi ca ngâm", tất cả đều khiến người khác phải trầm trồ, thán phục. Thế nhưng, nổi bật nhất trong tài năng của nàng là khả năng đàn hát, thi ca. Tài năng ấy của nàng đã vượt xa mọi người "làu bậc ngũ âm", thậm chí vượt xa những người con gái tài giỏi khác một bậc "ăn đứt hồ cầm một chương". Và khúc nhạc "bạc mệnh" của nàng sáng tác ra khi cất lên khiến ai ai cũng phải cất lòng sầu thương, đau đớn. Đó là khúc nhạc để nói lên một tâm tư đa cảm, một trái tim sầu muộn, một cuộc đời éo le. Khúc nhạc ấy có chăng sau này đã vận vào cuộc đời giông bão của nàng? Tuy vậy, phải nói, tài năng của nàng quả thật khiến người ta bội phục muôn phần.

Thế nhưng, ở đây, có vẻ như Nguyễn Du cũng khéo léo lồng vào đó một ẩn ý rằng cuộc đời của nàng sẽ não nề, "não nhân" tựa như khúc nhạc "bạc mệnh" của mình. Bởi sắc đẹp, tài năng của nàng đều vượt trội người thường, khiến cho cả trời xanh cũng phải đem lòng đố kỵ.

Tóm lại, Nguyễn Du đã thành công dựng lên bức chân dung của Thúy Kiều về cả sắc đẹp lẫn tài năng. Một vẻ đẹp tuyệt mỹ khiến cho trời xanh đố kị, một tài năng vượt trội khiến cho ai cũng phải thán phục, trầm trồ. Thế nhưng, phải chăng đó cũng là lời dự đoán số phận của nàng mà Nguyễn Du muốn gửi gắm bởi ông đã từng nói:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Phải, người có tài thường mang phận bạc "Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần", người có sắc thường bị trời ghen "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Và Kiều cũng không nằm ngoài vòng xoay đó của tạo hóa.

Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện cũng một loạt những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ của thiên nhiên, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh của nàng Kiều vừa đẹp về sắc lại đẹp về tài hoa. Khả năng khắc họa chân dung của ông cũng thật độc đáo và tinh tế: dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều - nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo. Bức tranh của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cùng được sử dụng những hình ảnh ước lệ, thế nhưng bức tranh chân dung hiện lên lại một đậm một nhạt. Tuy vậy, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du cũng đã khiến chúng ta thấy rõ được chân dung của cả hai nàng, đặc biệt là tài năng và sắc đẹp của Kiều.


Khép lại những câu thơ, người ta thấy đọng lại trong lòng là vẻ đẹp rạng rỡ của Kiều cùng tài năng xuất sắc của nàng. Có thể nói rằng, có mấy người con gái có được tài sắc vẹn toàn nhường ấy. Bút pháp miêu tả tài hoa của Nguyễn Du đã thật khiến chúng ta phải ngưỡng mộ. Thúy Kiều quả là một người con gái mà bất cứ ai cũng ao ước được gặp gỡ một lần. Quả thật, chúng ta đã cảm nhận cảm hứng ngợi ca sắc đẹp cùng tài năng mà Nguyễn Du trân trọng dành cho nàng Kiều của mình.

Bình luận (0)
Mai Hà Trang
2 tháng 8 2019 lúc 18:07

trời ơi, sốc, mấy ctv nát hôm nay nhìn mới thấy đặc biệt nhiều, toàn từ chỗ copy mà ra

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Uyên
Xem chi tiết
Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Queen
Xem chi tiết
Đăng Tuấn
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Hung Phi
Xem chi tiết
ミ★ლʊộ¡❖ղèッ
Xem chi tiết
Thảo Huyền
Xem chi tiết