Câu 1. Một quả cầu khối lượng m = 8g được treo vào trong điện trường đều E = 10^4V/m có phương thẳng đứng, tích điện Q = 5μC cho quả cầu. Tìm lực căng của dây treo khi quả cầu cân bằng?
Câu 2. Một quả cầu nhỏ khối lượng m=5g được treo bằng một sợi dây mảnh vào trong điện trường đều E=2.10^6V/m có phương nằm ngang. Tích điện q = -2,5.10^-8 C cho quả cầu
1) tìm góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng và lực căng của dây treo khi quả cầu cân bằng. Lấy g=10m/s
2) cần phải truyền tiếp cho quả cầu điện lượng bao nhiêu để góc lệch so với phương thẳng đứng khi cân bằng là 60°
Một quả cầu khối lượng m=0,1g , treo trên một sợi dây mảnh , đc đặt trong một điện trường đều có phương năm ngang , cường độ điện trường E=1000V/m . Khi đó dây treo ho[ự với phương thẳng đứng một góc 45 độ . tính diện tích của quả cầu
Một vật nhỏ có khối lượng 69,3g và tích điện 8.10^-6C được treo vào 1 đầu sợi dây mềm, nhẹ không giãn, không dẫn điện có chiều dài 75 cm, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định trong một điện trường đều có hướng nằm ngang và có cường độ 5.10^4 V/m. Khi vật đang nằm cân bằng thì người ta đột ngột đổi ngược hướng điện trường có độ lớn được giữ nguyên như cũ. Tính vận tốc cực đại trong quá trình chuyển động sau đó, Bỏ qua mọi sức cản , lấy g=10m/s².
Mình cảm ơn nhiều.
Một hạt bụi tích điện có m=10g treo ở đầu sợi chỉ nằm trong điện trường đều có các đường hợp sức với đường thẳng đứng góc 60 độ chiều hướng lên E=500V/m., g=10m/s2. Biết rằng khi cân bằng dây treo lệch góc 60 độ so với phương thẳng đứng. Tìm điện tích
Giải hộ em ai quả cầu nhỏ tích điện treo vào hai dây mảnh vào một điểm đẩy nhau như hình. Biết hai quả cầu đặt trong một điện trường đều. Hãy cho biết hướng của điện trường và dấu điện tích của 2 quả cầu
Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống nhau và có khối lượng là m = 0,1 g, treo chung
vào một điểm O bằng hai sợi dây bằng nhau dài 30 cm.
a) Người ta truyền điện tích q cho quả cầu A thì hai quả cầu này đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 90 độ Xác định độ lớn điện tích q.
b) Sau đó người ta truyền thêm điện tích q’ cho quả cầu A thì góc giữa hai dây treo là 60 độ. Xác định điện tích q’ và độ lớn cường độ điện trường tại trung điểm M của đoạn thẳng nối tâm hai quả cầu lúc đó.
Bài 1:
Một vòng tròn bán kính R đồng chất phân bố đều tích điện Q
a) Tính điện trường tại tâm vòng tròn
b) Tính điện trường trên đường thắng vuông góc với mặt phẳng của vòng tròn tại tâm cách một đoạn là x. tìm giá trị nhỏ nhất của x để cường độ điện trường đạt giá trị cực đại.
Bài 2:
Một quả cầu mỏng khối lượng m, bán kính R được làm từ chất điện môi được tích điện đồng đều Q, vỏ cầu được gắn với một đế nhẹ rồi được đặt lên mặt ngang nhẵn. bên trong vỏ cầu có một lò xo nhẹ (khối lượng không đáng kể) độ cứng h, một đầu gắn chặt vào vỏ cầu, đầu còn lại nằm ở vị trí tâm O của quả cầu, lò xo luôn được giữ ở phương ngang. Trên quả cầu có 1 lỗ nhỏ C nằm ở cùng độ cao với tâm quả cầu trên cùng một đường thẳng. Từ một điểm P ở ra xa trên đường thẳng này, một vật nhỏ có khối lượng m được tích điện Q chuyển động theo phương ngang ở vận tốc v0 đủ lớn để vượt qua đoạn PC. Vật chui qua lỗ C để vào được bên trong quả cầu. bỏ qua ảnh hưởng của trọng trường. hãy tìm khoảng thời gian kể từ khi vật bắt đầu chui vào quả cầu cho đến khi nó bay ra khỏi lỗ C. Biết hằng số tĩnh điện là K.
Cho điện tích điểm q=2,5.10-9C đặt tại A trong một điện trường đều \(\overrightarrow{E}\) ,\(\overrightarrow{E}\) có phương nằm ngang và có độ lớn E=106 V/m. Xác định vị trí điểm B để cường độ điện trường tại B triệt tiêu.