Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.
Trong gia đình, những đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên, những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần. Và, đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng. Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực gia đình là sự ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm, lạm dụng về kinh tế, ngược đãi về mặt xã hội và những ngược đãi liên quan đến tình dục. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư, cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến nạn nhân luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần và do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Đối với những người con, bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng của bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay còn có một nguyên nhân rất trực tiếp và quan trọng nữa. Đó là sự trừng phạt chưa đủ mạnh của pháp luật, sự thiếu quan tâm của các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội, sự phê phán chưa đủ sâu và rộng từ dư luận xã hội đối với các hiện tượng bạo lực gia đình. Việc thực hiện triệt để và có hiệu quả Luật phòng chống bạo hành gia đình là đảm bảo trực tiếp nhất nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn bạo lực gia đình. Điều đó không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao từ phía các cơ quan công quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mà còn đòi hỏi mọi người dân, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực gia đình phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng, xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe, thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.sai rồi :Chuyện người con gái Nam Xương chớ
"Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!" tiếng của người Phụ nữ vẫn văng vẳng bên tai tôi. Mới hôm qua đây thôi,trên đường đi học về tôi đã thấy cảnh tượng người chồng đấm tới tấp vào mặt vợ,người vợ thì lết ở sân và xin tha nhưng cơn khát bạo lực của hắn ta vẫn không thèm buông tay và đếm xỉa tới người phụ nữ,người vợ đang quỳ gối cầu xin. Ấy vậy mà người ta đã nói “gia đình là nơi để trở về,là mái ấm yêu thương”
Nạn bạo hành gia đình và xã hội hiện nay không ít nhưng vấn đề là nó dừng lại ở đâu và nỗi đau ấy để lại cho con cho cháu như thế nào ít ai mà biết được những hệ lụy nghiêm trọng của nó khi con cháu của mình chứng kiến được
Trong xã hội hiện nay ở đâu đó vẫn còn rất nhiều nạn bạo hành. Vậy thế nào là nạn bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu ,dùng bạo lực hay thậm chí là đánh đạp tra tấn một ách dã man,bất chấp hết cả đạo lí và pháp luật để làm tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn người khác
Đó là hình ảnh người chồng đánh đập người vợ một cách dã man không thương tiếc,đó là những lời xỉ nhục và mắng nhiếc của anh ta
-Rượu ông đâu?
-Bố à! Hôm nay mẹ không đi chợ, không có rượu đâu bố ạ!
Thế là một trận đòn bắt đầu diễn ra,người vợ thì nằm dưới nền nhà và mọi thứ trong nhà đều bị hất tung. Hắn ta như một kẻ máu lạnh đổ phủ lên đầu người đàn bà bất hạnh đó.
Cuộc sống bạo hành gia đình luôn diễn ra xung quanh và có khi là ngay cả trước mắt của chúng ta, đó là cảnh chồng đánh vợ ở ngay cạnh nhà hàng xóm,đó là cảnh chồng chém vợ ngay trên đường đi học về. Tôi thật sự sốc và hoảng loạn nghĩ rằng đó có còn là con người,họ có còn nhân tính khi làm những chuyện ấy. Tôi thật sự lên án những hành động và việc làm không có lương tâm đó. Xã hội hiện đại thay đổi thì những toan tính của lòng người cũng đổi theo làm mất đi những nét đẹp vốn có ,thay vào đó là hạnh phúc thì ít mà đắng cay thì nhiều,có nhiều những số phận,những mảnh đời bất hạnh của người phụ nữ phải hứng chịu,thế mới nói “ lấy chồng như đánh một canh bạc” lật lên mới biết được đỏ hay đen. Xót xa thay, đau đớn thay, tôi đang nghĩ ở đâu đó có hay không cho tôi xin hai chữ công bằng
Gần đây vấn đề nổi cộm nhất trên các báo chí truyền thông mà tôi đã đọc được đó là nạn bạo hành trẻ em. Một đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi ở Vũng Tàu bị chính cha và mẹ kế của mình đánh đập dã man gãy xương sườn và bỏ nhịn đói ba ngày liền,đến đây bản thân tôi đã không hề kiềm được nước mắt. Tạo sao em lại phải chịu cảnh đày đọa như vậy,tại sao người cha lại có thể tàn nhẫn với con mình hay là do em phải sống kiếp con riêng trên cõi đời này. Thật sự chua xót với tôi,lúc này cơn phẫn nộ đã đẩy lên đỉnh điểm.Tôi tự hỏi, những người làm cha làm mẹ ấy liệu có đau không? Liệu họ có cảm thấy day dứt về những việc mình làm không hay thay vào đó là sự hả hê không đáng có
Chuyện chị H Nghệ An bị chồng cắt cổ trong lúc ngủ.Những hành động vô nhân tính này đến người điên cũng phải sợ huống gì là những người bình thường. Họ có còn là còn người nữa không khi cầm con dao nửa đêm cắt cổ người đã từng đầu ấp tay gối với mình,người đã sinh ra cho mình những đứa con. Thật đáng khinh và một lần nữa tôi lại lên án về tội ác này
ở Đà Nẵng mỗi năm có 600 vụ bạo hành gia đình và nạn nhân đều là phụ nữ,những con số biết nói này là thực trạng của một xã hội . Qua đây có thể minh chứng nạn bạo hành xảy ra rất nhiều.
Bạo hành gia đình gây hoang mang lo lắng cho con người,nó ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của con người chúng ta gây nên sự sợ hãi dẫn đến thương tích nặng hoặc hơn nữa là cái chết
Bên cạnh đó thì còn tổn hại về mặt kinh tế. Một gia đình mà bạo hành luôn xảy ra thì không thể nào chuyên tâm làm ăn tốt được bởi vì ông cha ta thường có câu “ thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” mà vấn đề bạo hành luôn xảy ra thì làm sao cùng gánh vác được trách nhiệm của gia đình. Chính vì vậy mà xin những ai đã và đang mắc trong vũng lầy của tội lỗi thì hãy bước ra ,sống vị tha hơn,biết yêu thương hơn để tìm thấy những bến bờ,những mái ấm hạnh phúc. KHông những tạo ra niềm vui cho bản thân mà còn cho con cái của mình học tập và noi theo.