Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm thủy anh

phong trào tiêu biểu của khu vực đông nam á
nêu chính sách kinh tế mới của nga (1921-1925)
ý nghĩa cuộc cách mạng tháng 10.vì sao nước nga có 2 cách mạng
CẦN GẤP Ạ.MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI

Học nữa học mãi cố gắng...
19 tháng 12 2017 lúc 18:59

Ý nghĩa lịch sử CM tháng 10 Nga

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Có 2 cuộc CM vì :Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.

Nội dung chính sách kinh tế mới:

Bãi bỏ trưng thu lương thực và thay thế bằng thu thuế lương thực ( sau khi nộp thuế lương thực quy định, nông dân sẽ được quyền sử dụng sản phẩm dư thừa). Thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Học nữa học mãi cố gắng...
19 tháng 12 2017 lúc 18:59

Phong trào tiêu biểu khu vực DNA

Ở In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước ủa trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân ln-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5 - 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ’ủa thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863. nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
A-cha Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương.
Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đã đánh thắng quân Pháp nhiêu trộn.
Ở Lào, đầu thế kỉ XX. nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1901. nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
Ở Miến Điện, cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.
Ở Việt Nam. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
Vào (đầu thế kỉ XX)do những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới.


Các câu hỏi tương tự
Thảo Thanh
Xem chi tiết
JK8_ThoiBo☢
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Linh mai
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Minh Anh Hoàng
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết