Phần tự luận
Câu 1 : Trình bày trận Chi lăng-Xương Giang
Câu 2 : Nguyên nhân thắng lợi í nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn
Câu 3 : Vì sao nói t/c của các cuộc chiến tranh PK là phi nghĩa?
Câu 4:điền từ
Đoạn trích 1 : Ông thường nói vs mọi ng: "Bậc …………………………………………………………… sinh ở đời phải cứu………………………………………lập……………………………… để tiếng thơm hàng nghìn thưở chứ đâu lại ……………………………………… đi phục địch kẻ khác
( Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
Đoạn trích 2 : Sử Triều Nguyễn ghi nhận:"Người Xiêm sau trận thua năm ……………………… ngoài miệng tuy nói …………………………Nhưng trong bụng thì ……………………………………quân Tây Sơn như……………………………………….”
( Đại NAm thực lục)
1.
* Diễn biến:
- Tháng 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
- Ngày 8/10, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích giết tại ải Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát. Lỹ Khánh Vân tự vẫn.
- Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bắt sống tại Xương Giang.
- Mộc Thạnh xin hòa, mở hội thể Đông Quan, rút về nước.
* Kết quả:
- Quân Minh bị đánh bại hoàn toàn.
2.
‐ Ý nghĩa lịch sử:
+ Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
+ Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
‐ Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
+ Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.
3.
Vì cuộc chiến tranh phong kiến không mang lại quyền lợi cho dân tộc, đất nước mà chỉ tranh giành quyền lợi và địa vị thống trị. Do đó để lại những hậu quả nghiêm trọng như: làng mạc điêu tàn, xơ xác; dân chết đói, bệnh tật,. . . .đất nước chia cắt => Kìm hãm sự phát triện của đất nước.
4.
+ Đoạn trích 1:
Ông thường nói với mọi người: “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn lập công to để tiếng thơm hàng nghìn thuở chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác.
+ Đoạn trích 2:
Sử triều Nguyễn ghi nhận: “Người Xiêm sau trận thua năm giáp thìn ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp.
GOD FROM HELL, câu 3 + 4 quá dễ nhak, 2 câu này t đã từng làm 2 hay 3 lần j ròi nek.
Câu 1:
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
Câu 2:*Nguyên nhân thắng lợi
-Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
-Nhân dân ta một lòng nồng nàn yêu nước
-Sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ.
-Ông có những chính sách đúng đắn
*Ý nghĩa
-Lật đổ chính quyền Lê Trịnh Nguyễn
-Xóa bỏ ranh giới sông Gianh -> Thống nhất đất nước
-Đánh tan quân Xâm lược Xiêm , Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc
Câu 1: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang ( 10 - 1427).
- Đầu tháng 10 - 1427 , Liễu Thắng và Mộc Thạnh chỉ huy hai đạo viện binh ( gồm 15 vạn quân ) kéo và nước ta theo hai hướng : Lạng Sơn và Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân của giặc mà trước hết là đọa quân của Liễu Thăng.
Ngày 8-10 , Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết tại ải Chi Lăng . Hơn 1 vạn tên địch bị tiêu diệt . Sau khi Liễu Thăng bị giết , Phó tổng bí thư là Lương Minh lên thay , chấn chỉnh đội ngũ , tiến xuống Xương Giang ( Bắc Giang ).
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Nguyên nhân thắng lợi :
Có được thắng lợi này , trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thân yêu nước cao cả của nhân dân ta . Tiếp đó là sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử :
Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài và đánh tan quân xâm lước Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
Câu 3: Nói trận chiến của các cuộc chiến tranh phong kiến là phi nghĩa là do: ( Suy nghĩ của mình, có gì bạn bổ sung thêm nha! ).
- Các cuộc chiến tranh đó diễn ra giữa các đế quốc với nhau nhầm mục đích là giành lãnh thổ thuộc địa với nhau . Các cuộc chiến tranh đó không có mục đích, lí do chính đáng .Đã gây ra bao thiệt hại đến những người dân vô tội , nạn cướp bóc, bạo lực ,... đã xảy ra khiến cuộc sống của những người dân vô cùng cực khổ và bị bóc lột vô cùng tàn nhẫn. Đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa vì nó không có tính chất tốt đẹp mà còn làm tổn hại đến những người dân.
Tran Tho datEvil YasudaDương,... làm đi câu 4 lên mag mak tìm và Đại nam thực lục mak tìm