“Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau”
Nghĩa sự việc: một cặp rất xứng đôi
Nghĩa tình thái: nhất định(mức độ khẳng định cao)
“Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau”
Nghĩa sự việc: một cặp rất xứng đôi
Nghĩa tình thái: nhất định(mức độ khẳng định cao)
Vội vàng (Xuân Diệu)
2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gian
Câu hỏi:
1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?
2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?
3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?
4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.
3. Đoạn 3: Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt
Câu hỏi:
1.Tại sao nhân vật trữ tình lại có thái độ sống vội vàng, cuống quýt?
2.Cụm từ “ta muốn ôm” được đặt chính giữa dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện cái tôi cá nhân? Việc chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” có ý nghĩa như thế nào?
3.Tìm những động từ mạnh được sử dụng trong đoạn thơ? Nhận xét về việc sắp xếp các động từ mạnh đó? Phân tích ý nghĩa của sự sắp xếp đó?
4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các dạng thức điệp được sử dụng trong đoạn thơ thứ 3?
5.Xưa nay khi miêu tả mùa xuân, các nhà thơ thường dung từ “xuân xanh”, nhưng trong bài thơ này tác giả Xuân Diệu lại diễn đạt là “xuân hồng”. Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của việc dùng từ “xuân hồng”?
6.Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ thứ 3.
TỔNG KẾT:
1.Chỉ ra cái mới trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?
2.Bài thơ “Vội vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với thơ ca đương thời? Có ý nghĩa như thế nào đối với độc giả xưa và nay? Vì sao anh/chị lại khẳng định như vậy?
Nếu bạn đòi hỏi cao hơn ở bản thân nhưng không thực sự tin rằng bạn có thể đáp ứng được thì đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại chính bản thân mình.
Niềm tin cũng giống như những mệnh lệnh tuyệt đối, cho ta biết sự việc như thế nào, về những gì trong tầm tay, và những gì bất khả thi. Chung định hình nên mỗi hànhđộng, suy nghĩ và cảm nhận của ta. Do đó, thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào. Trước khi hành động, ta cần củng cố cảm giác chắc chắn rằng ta hoàn toàn có thể và sẽ đáp ứng được những chuẩn mực mới
Nếu không kiểm soát được niềm tin của mình, dù có nâng cao chuẩn mực lên cao đến đâu thì ta cũng sẽ chẳng bao giờ có đủ tự tin để đạt được chuẩn mực đó. Thử tưởng tượng xem Gandhi sẽ gặt hái được gì nếu ông không thực sự tin vào sức mạnh của phong trào đối kháng bất bạo động? Chính sự tương hợp trong đức tin đã giúp ông tiếp cận những năng lực tiềm ẩn và dám đương đầu với những thử thách thường làm ngã lòng những kẻ thiếu tận tâm. Vì vậy, niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào.
(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả cho rằng: “thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào”? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh chị có đồng ý với quan điểm “niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào” hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao anh/chị lựa chọn thông điệp đó?
Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để có được những thành công lớn. (2,0 điểm)
Câu 4: Nêu nhận xét của anh/chị về niềm mong mỏi của nhân vật trữ tình trong những dòng thơ sau:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Câu 5:Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc trong thời đại hội nhập hiện nay
Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
"Đọc, trong nghĩa đó là 1 trò chơi. Nơi mỗi người đọc có 3 nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng."
(Trích "Chuyện trò"- Cao Huy Thuần,NXB Trẻ,2013)
1) Văn bản trên viết theo PCNN nào? Xác định thao tác lập luận chính trong văn bản?
2) Nêu nội dung chính của văn bản?
3) Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?
4) Qua văn bản trên,em hãy viết đoạn văn ngắn bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay?
Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho
quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui
lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước,
đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai
khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ
kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói
người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà
khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng
làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.
Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về thực hiện pháp luật nhà nước của giới trẻ hiện nay?
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ .
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu khái quát nội dung của văn bản.
Câu 3: theo tác giả cách duy nhất để thành công một cách thật sự là gì?vì sao?
Câu 4 Thông điệp nào có ý nghĩa đối với anh chị.
Đọc văn bản sau trả lời câu hỏi:
[...] Nếu người phê phán khiêm tốn thừa nhận rằng chính họ cũng từng phạm lỗi như thế, thì có khó khăn gì khi ta nghe về những lỗi lầm của ta? Khi ta dám thừa nhận sai lầm đó là lúc ta đã ghi điểm và điều đó chứng tỏ ta đã khôn ngoan hơn trước.
[...] Việc nhìn nhận sai lầm của chính mình – ngay cả khi chưa kịp sửa chữa – có thể giúp ta thuyết phục người khác thay đổi hành vi của họ. Điều này được minh họa bằng câu chuyện của Clarence Zerhusen ở Timonium, Maryland, khi ông phát hiện đứa con trai 15 tuổi của mình hút thuốc lá. Zerhusen kể với chúng tôi:
“Dĩ nhiên tôi không muốn Davis hút thuốc nhưng mẹ nó và tôi đều hút. Chúng tôi đã nêu gương xấu cho con. Tôi kể cho Davis nghe việc tôi đã bắt đầu hút thuốc vào tuổi của nó như thế nào và chất nicotine đã làm chủ tôi đến nỗi giờ đây gần như tôi không có cách nào chấm dứt việc hút thuốc. Tôi nhắc nhở nó rằng thuốc lá mang đến cho tôi bệnh ho quá đỗi phiền phức. Tôi không khuyên nó chấm dứt, cũng chẳng đe dọa hay cảnh cáo nó về những nguy hiểm của thuốc lá. Tất cả những gì tôi làm là kể cho nó nghe việc tôi đã nghiện thuốc lá như thế nào và tác hại của thuốc lá ra sao đối với tôi. Cháu nó suy nghĩ một lát rồi quyết định sẽ không hút thuốc trước khi tốt nghiệp trung học. Nhiều năm trôi qua, Davis chưa bao giờ hút thuốc lại và không hề có ý định đó một lần nữa. Kết quả của cuộc nói chuyện này là chính tôi cũng quyết định chấm dứt việc hút thuốc và với sự giúp đỡ của gia đình, tôi đã thành công.”
Tin tưởng rằng mình có lý và chỉ duy nhất mình là người có lý là biểu hiện của một tầm nhìn hẹp và cố chấp.
Một trong những việc khó nhất trên đời là thừa nhận mình sai. Tuy nhiên, không có giải pháp nào hiệu quả hơn là thẳng thắn thừa nhận rằng mình đã sai.
Câu 1 Zerhusen đã thành công trong việc gì.? Và lí do nào dẫn đến sự thành công đó.?
Câu 2 Em hiểu như thế nào về đoạn văn được in đậm ở đầu đoạn văn bản trên:
" Nếu người khiêm tốn thừa ....... chứng tỏ ta đã khôn ngoan hơn trước."
Câu 3 Bài học đắt giá nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn văn trên.
Câu 4 Thông qua đoạn văn cuối được in đậm trong đoạn trích văn bản trên:
" Tin tưởng mình rằng ..... rằng mình đã sai."
Anh/chị viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-10 dòng ) để trình bày con người cần có quan niệm sống như thế nào là tốt nhất trước lỗi lầm của mình.?
Đọc đoạn văn bản sao là làm theo yêu cầu:
Một người có thể sai hoàn toàn nhưng thường thì không bao giờ chấp nhận mình sai. Vì vậy, chúng ta đừng nên kết án họ bởi điều đó không có tác dụng! Thay vào đó, chúng ta có thể tìm cách hiểu họ. Chỉ những con người phi thường, khôn ngoan và bao dung mới có thể đi theo con đường này.
Luôn có nguyên do khiến người ta hành động và suy nghĩ như cách mà họ đang sống. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa chi phối suy nghĩ, hành động và tính cách của người ấy.
Hãy thành thực tự đặt mình vào hoàn cảnh của người ấy. Nếu bạn tự nhủ lòng rằng: “Mình sẽ cảm thấy như thế nào, sẽ phản ứng thế nào nếu ở vào hoàn cảnh của người ấy lúc đó ?”, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh được sự bực mình, bởi vì một khi đã hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ không còn thắc mắc gì về kết quả. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sức mạnh và sự khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề đó.
Kenneth M. Goode viết trong quyển Cách biến Người thành Vàng (How to Turn People Into Gold) như sau:
“Hãy dừng lại một phút mà suy ngẫm xem bạn quan tâm sâu sắc đến việc của mình và thờ ơ với mọi sự trên thế gian như thế nào. Lúc đó bạn sẽ hiểu ra rằng mọi người cũng đều như thế! Như vậy là bạn đã nắm được nền tảng duy nhất chắc chắn cho những mối quan hệ xã hội, rằng muốn thành công phải hiểu được quan điểm của người khác.”
[...] "Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc"
Câu 1 : Theo đoạn văn trên, tại sao ta cần phải đặt mình vào vị trị của người khác.? Điều này có tác dụng gì.?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói của Kenneth M. Goode viết trong quyển Cách biến Người thành Vàng (How to Turn People Into Gold).?
Câu 3: Em hãy rút ra bài học đắt giá nhất và thông điệp của đoạn văn bản trên.
Câu 4: Em hãy đưa ra suy nghĩ và ý kiến của mình về lời khuyên của tác giả: "Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc".