Văn bản ngữ văn 7

__HeNry__

Phân tích điệp ngữ " Tiếng gà trưa " trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh bằng 1 đoạn văn

Giúp mik cái coi !!!!! 😗😗😗🍀

O=C=O
2 tháng 12 2017 lúc 22:37

Dựa vào mà làm nha:

Điệp ngữ ''nghe'' và ''vì'': khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Bình luận (0)
Jeanne Đặng
2 tháng 12 2017 lúc 22:53

-Cụm từ "tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần ở đầu mỗi khổ thơ tạo nhịp cho từng cung bậc cảm xúc.

=> Âm thanh "tiếng gà trưa" giản dị, quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam, gắn bó với tuổi thơ của mỗi con người. Tiếng gà trưa trở thành biểu tượng của quê hương, của tuổi thơ người chiến sĩ.

Bình luận (0)
O=C=O
2 tháng 12 2017 lúc 22:33

- Việc lặp lại từ "nghe" nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng cả cảm giác, tâm hồn.

- Lặp lại từ "vì". => Nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu.
Bình luận (0)
Mạc Hy
22 tháng 11 2018 lúc 22:44

Điệp ngữ “vì” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh mục đích của người chiến sĩ ra đi để bảo vệ Tổ quốc. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác, mà là vì bà, vì nơi quê hương có tiếng gà cục tác, có ổ trứng hồng tuổi thơ. Âm thanh “tiếng gà trưa” bình dị mà thiêng liêng xuyên suốt cả bài thơ như lời nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm cao đẹp. Qua bài thơ, ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ, đồng thời thể hiện tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lê thị mỹ dung
Xem chi tiết
tai Tran
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Trần Hoàng
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Trung
Xem chi tiết
Cá Mắc Cạn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết