Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Park Ji Woo

phân tích điệp khúc buồn trông để cảm nhận được tâm trạng của kiều

Tường Vy
21 tháng 10 2019 lúc 17:06

- Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều.

+ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

+ Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?

+ Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

+ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- "Buồn trông" nghĩa là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.

- Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huyền Trâm
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Tuyết Nung
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Nhandinh The
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Phúc Sơn Nguyễn Đặng
Xem chi tiết