Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
응웬 티 하이

phân tích cái hay cái đẹp của hình ảnh nắng chiều trên bản Mường:

Bản Mường ơi , chiều xuống rồi nhẹ nắng

Mà lúa vàng trĩu nặng cả đồng ta

Đàn bò mông đường về ngang suối vắng

Suối bỗng vàng như chở nắng chiều xa.

(Lê Anh Xuân)

EDOGAWA CONAN
17 tháng 9 2018 lúc 15:09

Lời bài hát Chiều Lên Bản Thượng vang lên luôn làm cho người nghe, người xem gác lại bộn bề cuộc sống và đắm chìm trong không cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Sự vui tươi của những cô em gái bản Thượng, nét hoang sơ của rừng núi Tây Nguyên là những gì chúng ta cảm nhận được. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nhạc phẩm nổi tiếng được dàn dựng thành các tiết mục múa dân tộc.

Trang phục múa Tây Nguyên

Sự kết hợp giữa giai điệu có đôi chút thi vị, pha lẫn đôi chút hoang dã của núi rừng cùng với trang phục múa phổ theo kiểu quần áo của người dân tộc thiểu số dọc các triền núi Tây Nguyên của Việt Nam, tiết mục múa hát Chiều lên Bản Thượng luôn để lại cảm xúc ấn tượng khó tả trong lòng khán giả. Nếu bạn đang tìm kiếm vài kinh nghiệm để chọn thuê trang phục cho tiết mục múa hát Chiều Lên Bản Thượng của nhóm mình, đừng bỏ qua bài viết này. Một số gợi ý dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích.

Việt Nam có 54 dân tộc, trang phục truyền thống của mỗi dân tộc mang một nét đẹp riêng. Các bạn đọc thêm bài Khám phá vẻ đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam để hiểu thêm về điều này.

Nhạc phẩm Chiều Lên Bản Thượng là sáng tác của nhạc sĩ Lê Dinh vào năm 1964. Sau khi ra đời, bài hát được thể hiện xuất sắc bởi nhiều ca sĩ, trong đó nổi tiếng có ca sĩ Phi Nhung. Chiều Lên Bản Thượng chứa đựng cảm xúc của nhạc sĩ Lê Dinh khi ngắm nhìn cảnh các cô gái dân tộc Mường Luông nhảy múa cùng nhau, cất tiếng hát hồn hậu xuyên qua núi rừng khe lá như bầy chim sơn ca.

Buổi chiều trên bản Thượng được ghi lại thật sống động với khói bếp nhà sàn vương qua đồi núi, hòa lẫn vào làn sương. Tiếng khèn, tiếng hát, tiếng suối reo, tiếng rừng chiều hòa nhịp cùng nhau tạo nên một ca khúc say đắm lòng người nhạc sĩ, và bất cứ một chàng trai nào từng ghé chân qua nơi đây.

Trang phục múa Chiều lên bản Thượng

Khi trình diễn ca khúc Chiều Lên Bản Thượng, việc lựa chọn phục trang tùy theo tính chất của ca khúc là múa, hay hát kèm múa minh họa. Thông thường, nếu có thể kết hợp của cả nam và nữ cùng múa trên sân khấu, tiết mục sẽ sống động , thu hút và có hồn hơn. Bởi, vũ công nữ mang lại sự mềm mại, uyển chuyển, nữ tính duyên dáng, còn vũ công nam giúp cân bằng lại bằng các động tác dứt khoát, khỏe khoắn cho tiết mục múa.

Trang phục múa Chiều lên bản Thượng cho nữ Với nữ vũ công, nên chọn áo và váy dân tộc tông màu nâu, vàng hoặc đỏ sẽ nổi bật và bắt mắt hơn. Bạn có thể chọn áo không tay, hoặc áo lệch vai, áo tay dài tùy sở thích của nhóm mình, bởi hiện nay, các cửa hiệu cho thuê trang phục múa thường thiết kế áo múa dân tộc rất đa dạng, phá cách. Váy có thể chọn dài tới gối, hoặc dài ngang ống chân đều được. Nên chọn trang phục có điểm nhấn là hoa văn thổ cẩm hoặc tua rua, kim tuyến nhấn nhá tại viền tay áo, chân váy để thu hút hơn khi bạn thực hiện nhưng đồng tác lắc tay, lắc hông. Một chút lưu ý bạn cần nhớ là tiết mục Chiều lên bản Thượng mô tả cảnh sinh hoạt của dân tộc Mường Luông, vì vậy, tránh chọn nhầm trang phục váy thổ cẩm xòe sặc sỡ của người H’Mông, người Dao. Dù trang phục đó bắt mắt hơn nhưng sẽ không phù hợp với ý nghĩa của tiết mục này. Đừng lo lắng khi trang phục múa của dân tộc Mường chỉ có một màu đơn sắc! Bạn có thể chọn thêm các phụ kiện để trang trí cho bộ váy múa của mình ấn tượng hơn như: tua rua dây vải nhiều màu đính ở 2 cầu vai áo, dây thổ cẩm cột nơ ngang đầu. Nữ vũ công nên đeo thêm các vòng xuyến hoặc vòng tua rua có đính chuông, lúc lắc ngay hai cổ tay hoặc cổ chân. Khi di chuyển trên sân khấu, các phụ kiện này tạo tiếng động và điểm nhấn cho bạn khi lắc tay., vẫy tay hoặc nhún cổ chân. Nếu tiết mục đơn thuần là múa, trang phục múa cho cả nhóm nên đồng bộ một màu, một kiểu dáng. Tuy nhiên, nếu là tiết mục ca hát có múa minh họa, ca sĩ nên mặc váy múa tông màu vàng hoặc đỏ, nhóm múa minh họa mặc màu sẫm hơn như nâu đất để làm nổi bật ca sĩ hát chính. Trang phục múa Chiều lên bản Thượng cho nam Nam cũ công có thể chọn quần dài, áo không tay hoặc áo tay dài tông màu nâu là phù hợp nhất,cũng có thể chọn áo đóng khố nếu bạn muốn tiết mục của mình ấn tượng và phá cách. Vì trang phục dân tộc dành cho nam màu sắc khá tối như nâu,đen, vậy nên trang phục cần chọn loại có nhấn viền hoa văn thổ cẩm tại tai áo, lai quần hoặc đeo khăn thổ cẩm dài buông xuống giữa ngực áo để tiết mục đẹp mắt hơn. Nam vũ công nên chọn thêm dây vải cột ngang đầu hoặc đội nón thổ cẩm. Đừng lo, vẻ nam tính của bạn không hề bị ảnh hưởng bởi màu sắc của hoa văn thổ cẩm, chúng chỉ giúp bạn mang thêm một chút không khí núi rừng lên sân khấu mà thôi. Đạo cụ múa đi kèm

Bên cạnh trang phục múa, nhóm múa nên chọn thêm một vài loại đạo cụ đi kèm giúp bổ sung thêm động tác cho tiết mục, cũng như truyền tải rõ nét hơn về truyền thống, cuộc sống thường ngày của dân tộc Mường trên đồi núi Tây Nguyên.

Đạo cụ múa gùi Tây Nguyên

Gợi ý một vài đạo cụ tuyệt vời cho tiết mục múa Chiều lên bản Thượng là: Gùi mây đeo sau lưng cho nữ. Nếu có thể, hãy mua thêm vài cành hoa múa bỏ vào trong gùi cho tự nhiên và sinh động. Bạn cũng có thể chọn dùi trống gỗ, trang trí dải nơ thổ cẩm cho nam. Các bạn nam có thể dùng 2 chiếc dùi gỗ thực hiện động tác gõ nhịp theo giai điệu của bài hát, thực sự rất ấn tượng. Ngoài ra, đạo cụ múa như bình rượu cần, thanh gỗ để chơi nhảy sạp của người dân tộc cũng là những lựa chọn khá tuyệt để trình bày tiết mục múa Chiều lên bản Thượng. Tham khảo thêm các mẫu đạo cụ múa tại Trang Phục Bông Sen thường được dùng đi kèm với tiết mục múa này tại đây.

“Thấp thoáng trong làn khói, bóng ai dừng chân, thắm thiết câu mộng mơ

Ôi rừng đồi hoang sơ, tôi vẫn còn ghi nhớ

Nhớ biết bao hình bóng không bao giờ không bao giờ phai

Nhớ tiếng khèn chiều ấy như ru lòng ai

Nhớ dáng ai ngồi đây khi chiều nào quay tơ bên bản xưa đợi chờ.”

Chiều lên bản Thượng thực sự là nhạc phẩm thanh công khi tái hiện âm vang rừng núi và vẻ đẹp của sơn nữ người Mượng Luông ở xứ sở mù sương Tây Nguyên Việt Nam.

Ngoài Chiều lên bản thượng ra còn có nhiều ca khúc viết về vùng núi Tây Nguyên rất hay. Nếu bạn đang dàn dựng một tiết mục múa hát về Tây Nguyên và chưa biết lựa chọn ca khúc nào cho phù hợp thì Cô giáo em là hoa Ê Ban là một lựa chọn tuyệt vời khác cho bạn. Mình có một bài viết khác chi sẽ khá kỹ về Kinh nghiêm chọn trang phục cho tiết mục hát múa “Cô giáo em là hoa êban, các bạn có thể đọc thêm để tham khảo.

Hy vọng những hướng dẫn chia sẻ về kinh nghiệm chọn trang phục múa được tổng hợp trên đây sẽ giúp nhóm múa của bạn hóa thân thành công thành những chú chim sơn ca của núi đồi, mang đến cho khán giả những giây phút khó quên.


Các câu hỏi tương tự
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Vô Tâm Ngọc Trúc
Xem chi tiết
quangduy
Xem chi tiết
Thu Dung
Xem chi tiết
Linh Vy
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
Khoa Kevik
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết