Văn bản ngữ văn 9

Thu Dung

Phân tích các biện pháp tu từ từ vựng trog các câu thơ sau đây:

1) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà

2) Khăn thương nhớ ai khăn chiều nước mắt

Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai

Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên

3) Cùng trông lai mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

4) Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

( giúp e vs ạ ,em cảm ơn)

 

 

Linh Phương
1 tháng 12 2016 lúc 20:19

1) Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiến hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối. Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

Bình luận (2)
Thảo Phương
2 tháng 12 2016 lúc 5:08

2)

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước tnắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đă làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuôì cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.

Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc “thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ “khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.


 

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 12 2016 lúc 5:11

3)+ Phép đối:Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.
+ Điệp từ, điệp ngữ:Cùng, thấy, ngàn dâu.
+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Nêu tác dụngcủa các biện pháp tu từ: (1.0 đ)
+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi
sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ
thương.

Bình luận (0)
Linh Phương
2 tháng 12 2016 lúc 13:41

4)

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Câu ca dao là lời khẳng định vẻ đẹp của hoa sen. Trong đầm đầy bùn đen đó, không có gì đẹp bằng hoa sen. Lời khẳng định thật tự nhiên nói lên một chân lí đều được mọi người biết đên. Thế hoa sen có gì mà đẹp? Bài ca dao trả lời:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng 

Chỉ có ba sắc màu xanh, trắng, vàng nhưng bức tranh được tạo nên thật hài hòa trang nhã. Nổi bật trên nền xanh mướt của lá, bông sen vươn cao, xòe cánh hoa trắng muốt như toát lên sự trinh nguyên trong trắng đến tuyệt vời. Và e dè, ẩn hiện dưới những cánh hoa là những cái nhị vàng xinh xinh đang nép vào nhau. Không rực rỡ kiêu sa, hoa sen dịu dàng giản dị, đơn sơ mà thanh khiết làm sao!

Ta tiếp tục say mê, thích thú với sắc đẹp của hoa

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Nếu không có một khoảnh khắc tỉnh lại, có lẽ ta không nhận ra câu ca dao đã đổi ngược một cách đột ngột. Việc chuyển vần đổi nhịp ấy, ta có thể hình dung nó như dòng nước đang chảy xuôi, bỗng gặp cái đập chắn ngang buộc dòng nước phải đổi chiều. Chính vì vậy, ta thấy dường như câu thơ kéo ta lại để nhìn cho rõ, để kiểm nghiệm lại. Nét thú vị của bài ca dao chính là chỗ đó. Ta thử đọc lại câu thơ một lần nữa.

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Dưới lời thơ dồn dập ấy, tưởng có gì lạ, nào ngờ đó chỉ là sự đảo ngược trật tự các hình tượng của câu thơ trước và sau. Cũng vẫn là ba sắc màu thanh nhã ấy – ta có thể hình dung dường như có ai đó đang đếm từng lá sen xanh, lật từng cánh sen trắng, chỉ từng nhị sen vàng như để giảng giải, để chứng minh với mọi người hoa sen là thế đấy! Nó tinh khiết trắng trong không vướng chút bợn nhơ nào. Và phẩm chất của hoa sen bừng lên sáng đẹp một chân lí.

Bình luận (0)
Dat Do
29 tháng 9 2022 lúc 14:12

1) Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiến hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối. Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

tao copy đấy
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mai Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phạm Yến Vy
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
nguyễn
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Nhi Le
Xem chi tiết
Hạ Tùng Vương
Xem chi tiết