Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “Thôi em nằm lại Với đất lành Duy Xuyên Trên mồ em có mùa xuân ở mãi Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên, Trời chiến trường không một phút bình yên Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc. Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương Anh nổ súng... (Trích* Bài thơ về hạnh phúc”- Bùi Minh Quốc) 1/Từ “ lửa, cháy” trong câu” Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy” có phải là thuật ngữ không? (0.5đ).Tại sao? (0.5đ) 2/ Tìm những câu thơ nói lên tâm trạng của nhân vật “anh” khi mất đi người thân yêu? (1đ) 3/ Em hiểu 2 câu thơ sau như thế nào? (1đ) ** ‘ Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương” 4/ Thông điệp rút ra qua đoạn thơ trên là gì? Hãy trình bày từ 3 đến 5 câu. (1đ)
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đọan đường này các em làm đâu Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. Đoan tho trên gợi em nhớ đến nhân vật nào,trong tac pham nào đã hoc trong chuong trinh? Tác giả la ai ? Hãy cho biết 1 phẩm chất của nhân vật đó ma em thíchBài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
Phân tích các biện pháp tu từ từ vựng trog các câu thơ sau đây:
1) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà
2) Khăn thương nhớ ai khăn chiều nước mắt
Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai
Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên
3) Cùng trông lai mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
4) Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
( giúp e vs ạ ,em cảm ơn)
Trong bài thơ "Khoảng trời_hố bom",nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đã bày tỏ niềm xúc động trước sự hy sinh của cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ cứu nước:
...Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất.
Đêm đêm tâm hồn e tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh.
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những vầng mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em
Vầng dương thao thức.
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.Từ đó,hãy phát biểu suy nghĩ về sự tiếp nối truyền thống của thế hệ trẻ hiện nay
Xác định biện pháp tu từ, tác dụng
1) Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
2) Anh đã tìm em rất lâu rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhạn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lặn sớm
3) Thương em, thương em, thương em biết mấy
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Câu 1 (1,5 điểm)
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)
1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 2 (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê
Đọc tác phẩm bến quê, những ngôi sao xa xôi, em hiểu nhà văn đang đối thoại gì với em?
Em có cái nhìn như thế nào về những cô gái xung phong qua tác phẩm những ngôi sao xa xôi?
Mọi ngươi ơi, làm ơn giúp mình với. Cảm ơn mọi người nhìu.
Từ những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã có những ước nguyện đẹp như mùa xuân.Bằng một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 12 câu, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những tâm nguyện của tác giả. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết (gạch chân và chú thích rõ.