Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Linh

Phân tích bài ca dao sau:
" Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. "
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài ca dao là lời của ai?
2. Nói trong hoàn cảnh nào?
3. Nói với ai?
4. Bài ca dao nói về điều gì? Giãi bày những tâm tư, tình cảm, cảm xúc gì?
5. Tình cảm, cảm xúc được giãi bày bằng cách nào? Thông qua những từ ngữ, hình ảnh hay BPTT nào?
6. So sánh câu ca dao vs những bài khác cùng chủ đề, cùng môtip => Cái hay, cái độc đáo của bài ca dao.

luong nguyen
19 tháng 7 2018 lúc 21:18

1. Bài thơ là lời của cô con gái.

2.Kín đáo, thầm lặng nhưng da diết như chiều muộn - đó là nét tế nhị thể hiện nỗi nhớ của các cô gái trong ca dao khi đã đi lấy chồng.

3. Cô gái đang muốn những nổi nhớ da diết nhất đến với mẹ mình.

4.- Bài ca nói lên được nổi nhớ mẹ khi chiều xuống .Giữa một không gian trải dài vô tận, một con người đang mang tâm trạng nhớ thương bỗng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc vô cùng.

-Lúc này con người mà cô mong mỏi nhất không thể là ai khác ngoài người mẹ thân thương. Người mẹ sẽ là điểm tựa dịu dàng nhưng vững chắc nhất cho cô gái, bởi vậy, cô càng mong càng nhớ hơn. Cô chọn một không gian riêng của mình, một mình sống trong tâm tưởng. Buổi chiều, ngõ sau, ta như thấy cái nhìn trăn trối của cô gái về phía chân trời xa, ở đó có mẹ già đang sớm trưa lụi hụi một mình. Giá như cô được chắp thêm đôi cánh để về bên mẹ, để lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Giá như... tất cả chỉ là ước mơ.

5.

Thảo Phương
19 tháng 7 2018 lúc 22:29

4)Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.

Nguyễn Thu Hương
20 tháng 7 2018 lúc 16:37

5. Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ kín đáo qua cụm từ "trông về quê mẹ", "ruột đau chín chiều".

6.

a. Bài ca dao cùng chủ đề:

1. Mẹ ơi! Đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.

Chim đa đa đậu nhánh đa

Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa.

2. Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ,

Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quầy

Con không cha mẹ ai bày con nên.

4. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

4. Chiều chiều ra chợ Đông Ba,
Ngó về làng bột ,trông ra hàng đường.
Nhìn mai,ngắm liễu,xem hường,
Cô nào đẹp nhất xin nhường cho tôi.

5. Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

6. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai.

7. Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên nàng.

8. Chiều chiều ra đứng cổng làng
Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh.

9. Chiều chiều bìm bịp giao canh
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về.

=> Cái hay độc đáo của các bài ca dao: Cùng sử dụng cụm từ "chiều chiều" để kín đáo bộc lộ nỗi lòng của nhân vật trữ tình, đó là nỗi cha mẹ, nhớ người yêu, nỗi tủi cực của người con gái lấy chồng xa quê, niềm day dứt vì chưa phụng dưỡng, báo đáp được công ơn cho cha mẹ,...

luong nguyen
19 tháng 7 2018 lúc 21:18

Những câu khác đang suy nghĩ ..........


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Phạm Phương Ly
Xem chi tiết
Vu Thi Huyen
Xem chi tiết
Dương Thị Tuyết Nguyên
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nguyễn bảo hiếu
Xem chi tiết
nguyễn bảo hiếu
Xem chi tiết