Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ linh chi

PHẦN ĐỌC HIỂU

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.

3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?

4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.

II. PHẦN LÀM VĂN

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Vũ Minh Tuấn
21 tháng 3 2020 lúc 18:46

II. PHẦN LÀM VĂN

Đã từ lâu, vẻ đẹp và số phận người phụ nữ luôn là đề tài lớn trong các sáng tác văn chương. Không biết đã có bao nhiêu nhà thơ, nhà văn lấy hình ảnh người phụ nữ làm đề tài trung tâm đế sáng tác. Và Hồ Xuân Hương cũng vậy. Vấn đề người phụ nữ được bà đặt ra với quy mô sâu rộng và được soi sáng ở nhiều góc độ rất tinh tế. Bài thơ " Bánh trôi nước " là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà thể hiện rõ điều này.

Trước hết bài thơ cho chúng ta thêm hiểu biết về một loại bánh dân dã quen thuộc của dân tộc thường làm vào ngày Tết Hàn Thực 3-3 âm lịch. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, hình tròn và có màu trắng bên trong có nhân đường đỏ hoặc đường phèn. Bánh trôi được luộc bằng cách cho vào nồi nuốc đun nếu bành nổi là chín còn bánh chìm là chưa chín. Ở đây tác giá Xuân Hương đã sử dụng nhiều các từ miêu tả rất sinh động “trắng, tròn,chìm, nổi rắn, nát..” để gợi nên vẻ đẹp bánh trôi giản dị và thuần khiết . Bà chúa thơ Nôm dường như đã thổi vào chiếc bánh làm cho chiếc bánh có hồn hơn đẹp hơn, sinh động hơn. Và ẩn sau hình ảnh chiếc bánh là một lời tâm sự của chính cuộc đời tác giả?

Sau hình ảnh bánh trôi nước thì Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo nói về vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất và cuộc đời thân phận của người phụ nữ . Câu thơ mở đầu: Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng cách mở đầu quen thuộc trong ca dao”Thân em..” người phụ nữ tự nói về vẻ đẹp của mình. Cùng với đó là cách dùng quan hệ từ ” vừa..lại” và các tính từ”trắng tròn” gợi tả nên vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ tròn trịa đầy đặn và hoàn hảo. Một vẻ đẹp khỏe mạnh , xinh xắn duyên dáng của người phụ nữ. Câu thơ còn là một sự khẳng định tự hào về vẻ đẹp của chính mình.

Vậy với vẻ đẹp như vậy thì cuộc đời của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ thứ 2: “Bẩy nổi ba chìm với nước non”. câu thơ này nữ sĩ đã sử dụng đảo thành ngữ từ ” ba chìm bẩy nổi” thành “Bẩy nổi ba chìm” . Các số từ tượng trưng ” bẩy. ba” quan hệ từ “với” và cụm từ ” nước non” giúp người đọc cảm nhận được cuộc đời đầy long đong , vất vả chuân chuyên của người phụ nữ vì gia đình, vì chồng con hay vì” nước non” nữa?.Câu thơ như một lời cảm thông của nhà thơ dành cho người phụ nữ. Không chỉ có cuộc đời long đong, vất vả mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa còn bị bao lễ giáo phong kiến dàng buộc, cuộc đời của họ lại do người khác quyệt định” Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cũng giống như chiếc bánh trôi xấu hay đẹp là do người làm bánh thì cuộc đời thân phận người phụ nữ sướng hay khổ lại do người khác quyết định ” tay kẻ nặn”. Câu thơ thứ ba này như là một lời cảm thông đồng thời cũng là lời phê phán bao cổ hủ của xã hôi cũ gây bất công cho người phụ nữ xưa. Phải chăng với bao lễ giáo đó mà cuộc đời của Xuân Hương mới có bao cay đắng , long đong..?

Nhưng chúng ta càng cảm phục bản lĩnh của Xuân Hương- bản lĩnh của người phụ nữ hơn khi đọc câu thơ cuối ” Mà em vẫn giữ tấm lòng son“. Nếu như câu thứ ba dùng quan hệ từ “mặc dầu” thì câu bốn này là “mà…vẫn”- cặp quan hệ từ khẳng định, sự kiên định cho dù có bao khó khăn, có bị vùi dập của lễ giáo thì người phụ nữ luôn giữ ” tấm lòng son”. “Tấm lòng son “ở đây chính là tấm lòng son sắc, thủy chung, nghĩa tình chung thủy của người phụ nữ. Câu thơ là một lời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện sự trân trọng người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Mỗi khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” người đọc lại cảm nhận được hơi thở trong ca dao , những vần thơ của bà gần với ca dao than thân . Ta đã từng nghe rất nhiều như:

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi , biết tấp và đâu?

Hay

– Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Có lẽ Hồ Xuân Hương nếu như còn chắc nhà thơ cũng mỉm cười khi nhìn thấy ở xã hội ngày nay người phụ nữ đã có nhiều công bằng hơn xưa họ được học tập, được làm việc và được coi trọng như nam giới.

Có thể khẳng định rằng bài thơ” Bánh trôi nước” với cách lựa chọn đề tài giản dị gần gũi nhưng giá trị ý nghĩa thật sâu sắc. Từ thế kỉ 18 mà Xuân Hương đã thể hiện một cái nhìn nhân văn đối vời người phụ nữ. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và cảm thông cuộc đời bao vất vả chìm nổi của họ đồng thời phê phán xã hội cũ bất công với người phụ nữ.

Ngày nay, chúng ta đag sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng.Người phụ nữ giữ vị trí cao trong xã hội , nắm giữ quyền hành cao trong các cơ quan hành chính. Hơn thế, người phụ nữ còn chủ động về kinh tế, có tiếng nói trong xã hội Cùng với đó, người phụ nữ trở thành con người toàn diện : giỏi việc nước, đảm việc nhà.Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phậncủa người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống.Nhìn lại thực trạng ấy ta thấy thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn nguyên giá trị và sức sống.Đọc thơ Xuân Hương, chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn để chiêm nghiệm và suy ngẫm.

Tóm lại bài thơ “Bánh trôi nước “ của Hồ Xuân Hương là một bài thơ hay và hấp dẫn .Tác phẩm đã bày tốt cảm xúc xót thương cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ ,đồng thời ca ngợi vẻ đẹp cùng phẩm chất cao đẹp của họ. Bài thơ sẽ còn mãi trong lòng mọi người bởi giá trị nhân đạo sâu sắc đó.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Kim thắm Lê thị
Xem chi tiết
Đỗ Thị Loan
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
Trần Minh Kha
Xem chi tiết
nguyenthaituan
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết