Ý 1:
*Bồ câu:
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra)
- Thụ tinh trong
- Đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi, trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp
- Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
*Thằn lằn
- Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.
- Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái.
- Thằn lằn cái đẻ trứng ( từ 5 - 10 quả ) vào các hang khô ráo.
- Thằn lằn con mới nở đã biết đi tìm mồi.
Ý 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
- Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
- Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
- Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
- Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.