Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ guốc móng và bộ linh trưởng

nguyễn dương anh na

Phải làm thế nào để bảo vệ các loài thú khỏi nạn săn bắt ?

Giúp mình với mnhiuhiu

✰༺Nɧư ɴԍuʏệт༻ acc2 
21 tháng 3 2022 lúc 14:14

Tham Khảo:

 

- Đa dạng sinh học: trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắc xích hoặc nhiều mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay. Một số loài chủ chốt trong thế giới tự nhiên biến mất cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế bảo vệ sự tồn tại của thế giới động vật cũng là bảo vệ sự đang dạng về loài, cá thể trong loài.

- Cân bằng môi trường sống: sự sắp xếp của thế giới tự nhiên sẽ mặc định sự tồn tại ý nghĩa của một loài nào đấy. Có rất nhiều sinh vật với vai trò đánh giá môi trường sống như chim ưng, đại bàng đang dần giảm sút về số lượng cá thể do nhiễm phải chất độc hóa học DDT gây cản trở khả năng sinh sản. Một số loài còn đóng vai trò tiên tri chỉ thị trước khả năng biến đổi môi trường sống khi thiên tai bất ngờ xảy ra.

- Giá trị kinh tế: có rất nhiều loài động vật hoang dã mang đến cho con người giá trị kinh tế cao từ các sản phẩm lấy từ thịt, da, trứng, lông, ngà, sừng…của động vật. Có không ít quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển dựa vào sự góp mặt của động vật hoang dã trong hoạt động du lịch, giải trí…

- Phục vụ nông nghiệp: Trước khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu vào nông nghiệp, con người đã biết tận dụng thế giới động vật hoang dã vào diệt trừ những nguyên nhân gây hại cho cây trồng.Ví dụ các loài chim bắt sâu, rắn ăn chuột, kiến ăn trứng sâu…Phương pháp này được gọi là sử dụng thiên địch. Đây là biện pháp an toàn, hiệu quả , không ảnh hưởng đến cân bằng môi trường, bảo vệ môi trường sống..cần được khuyến khích và sử dụng thay vì thuốc trừ sâu.

- Về y học: các nhà khoa học đã dựa trên cuộc đấu tranh sinh học của các loài sinh vật để tìm ra những loại thuốc chữa bệnh cho con người. Ở nhiều loài động vật hoang dã còn chứa chất hóa học quan trọng làm nền tảng để tạo ra thuốc chữa đau nhức, ung thư…

- Ý nghĩa về mặt tinh thần: không chỉ mang đến những giá trị hiện vật, động vật hoang dã còn góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa trong đời sống con người. Có không ít các quốc gia lấy hình ảnh động vật để làm biểu tượng như kangrugru ở Úc. Đời sống hoang dã đem đến cho con người sự hứng thú, giải trí và kích thích trí tò mò, tưởng tượng cho chúng ta.

Thực trạng của thế giới hoang dã hiện nay

Trên thế giới hiện nay có hơn 1556 loài đang tuyệt chủng và đứng trước nguy cơ biến mất khỏi danh sách động vật hoang dã. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng này là do săn bắt trái phép của con người. Sự bùng nổ dân số cũng như sự phát triển của các công cụ lao động đã khiến con người tàn phá thiên nhiên để mở rộng của sống. Rừng ngày càng thu hẹp, môi trường sống của động vật bị ô nhiễm…cũng là nguyên nhân hàng đầu.

Ở Việt Nam là một trong những nơi có sự đang dạng về động vật quý hiếm. Tuy nhiên sự đa dạng này đang dần bị phá hủy. Các loài động vật quý hiếm như chim, sếu, hươu, voi..bị săn bắt trái phép cùng với diện tích rừng ngày một thu hẹp đã khiến cho rất nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Nạn săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống. Do đó, tăng cường bảo vệ động vật hoang dã đang được các cơ quan có trách nhiệm quyết tâm thực hiện nhằm thúc đẩy quản lý bền vững, góp phần bảo vệ thiên nhiên…

Tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã; đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm. Quản lý hoạt động gây nuôi, phát triển động, thực vật hoang dã hiệu quả, minh bạch hơn. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ thiên nhiên, đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, hiệu quả hóa việc bảo vệ, ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Bên cạnh đó, cần sử dụng truyền thông làm công cụ để thay đổi hành vi của cộng đồng xã hội, góp phần hỗ trợ thực hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác.

Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó, hơn lúc nào hết, cùng với việc tăng cường công tác trấn áp tội phạm, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các loài động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề này./.

 
Bình luận (2)
Hoàng Anh Tuấn
21 tháng 3 2022 lúc 14:17

Tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã; đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm. Quản lý hoạt động gây nuôi, phát triển động, thực vật hoang dã hiệu quả, minh bạch hơn. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ thiên nhiên, đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, hiệu quả hóa việc bảo vệ, ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Bên cạnh đó, cần sử dụng truyền thông làm công cụ để thay đổi hành vi của cộng đồng xã hội, góp phần hỗ trợ thực hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác.

Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó, hơn lúc nào hết, cùng với việc tăng cường công tác trấn áp tội phạm, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các loài động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề này.    :)))

 

 

Bình luận (2)
Bùi nguyên Khải
21 tháng 3 2022 lúc 14:19

Hãy là những người du lịch thân thiện với động vật

 

2. Không khai thác ĐVHD cho mục đích giải trí

 

3. Không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp quý hiếm

 

4. Nói không với việc chụp ảnh với ĐVHD

 

5. Từ chối thịt “đặc sản” thú rừng

 

6. Đừng mặc, dùng sản phẩm làm từ lông thú

 

7. Đối xử tốt với cả những loài gây hại

 

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
21 tháng 3 2022 lúc 14:23

+Tuyên truyền không được săn bắt các động vật quý hiếm.

+Bắt các loài thú hiếm để nuôi trog vườn bảo tồn thiên nhiên=))))

+...........................

Bình luận (1)
Vũ Quang Huy
21 tháng 3 2022 lúc 14:32

Khuyên mọi người không lên săn bắt thú 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Dorayaki
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Duyên
Xem chi tiết
Thành Đạt
Xem chi tiết
phạm danh
Xem chi tiết
Lizzy Luta
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Lương Huỳnh Kỳ Anh
Xem chi tiết
Lê Phương Thùy
Xem chi tiết