Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thái Trần

Ông cha ta có khuyên: "Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

mình đang cần gấp cảm ơn mấy bạn nha ^-^

❤Cô nàng ngốc ❤
5 tháng 5 2018 lúc 17:02

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con người.Đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện… khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa.
Và một trong những lời khuyên được lưu truyền rộng rãi là:
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần."
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Chân và tay là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Điều đó cũng giống như anh em trong gia đình cũng vậy. Dù mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vậy nên quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? " Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời."
Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc. Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ chung mọi cảnh ấm no hay nghèo đói. Khi đói khi no, lúc đủ lúc thiếu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt cũng phải thương yêu, hỗ trợ lẫn nhau, không so đo tính toán thiệt hơn. Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em lúc nào cũng phải thắm thiết, bền chặt. Nếu như tình cảm anh em là thứ tình cảm tự nhiên thì sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.
Đùm bọc có nghĩa lằ giúp đỡ, che chở, chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ với tất cả tình cảm thương mến chân thành. Câu ca dao đưa ra một cách cư xử hợp tình hợp lí trong quan hệ anh em. Đây cũng là một chuẩn mực đạo đức để đánh giá phẩm chất con người.
Đùm bọc, đỡ đần còn là trách nhiệm mỗi người anh, người em trong gia đình. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về tình anh em thắm thiết qua Sự tích trầu cau. Hai anh em sinh đôi họ Cao mồ côi cha mẹ, dắt nhau đên học ở nhà thầy đồ họ Lưu. Thấy họ nhường nhau bát cháo duy nhất, cô con gái thầy đồ cảm động và tình nguyện làm vợ người anh.Chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi Người anh ân hận bỏ nhà đi tìm em… Tình anh em sâu nặng đã khiến trời đất cảm động, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Bên cạnh việc ca ngợi tình anh em thắm thiết trong truyện Trầu cau, nhân dân ta cũng lên án người anh tham lam độc ác trong truyện Cây khế và dành cho hắn kết cục bi thảm là phải bỏ xác dưới đáy biển sâu.
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên thật sâu xa, thấm thía. Bài học đó vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay vì trong cuộc sống vẫn còn những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, đi ngược lại đạo lí làm người. Anh em trong cùng một gia đình phải thương yêu lẫn nhau, đó là đạo lí muôn đời mà ai cũng cần phải ghi nhớ!

❤Cô nàng ngốc ❤
5 tháng 5 2018 lúc 17:03

Gợi ý chung:

+) Nghĩa đen: Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.
+) Nghĩa bóng:lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm........

+) Đưa dẫn chứng:

==> Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể ( giải thích vế 1 )

+)Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê ( có thể đưa thêm ca dao có liên quan tới nội dung )

+) Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra.......

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 14:56

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.



nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 14:57

Việt Nam là đất nước mang một nền văn hiến lâu đời và mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống đáng quý. Một trong những giá trị vẫn còn tồn tại đến bây giờ chính là một nền văn học dân gian được ra đời sớm và phát triển kéo dài thành tựu cho tới ngày hôm nay. Bản chất của văn học dân gian là mang tính truyền miệng nên những câu ca dao, tục ngữ với đậm chất tính gần gũi như về gia đình, bạn bè, tình yêu, cuộc sống… dễ dàng đi vào lòng người. Và ca dao, tục ngữ cũng là một trong những lời giáo huấn, khuyên răng giúp cho mỗi người chúng ta tự rèn luyện mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong bề dày ca dao dân ca ấy những câu ca dao nói về tình cảm gia đình – thứ tình cảm thiên liêng nhất của mỗi con người, lại đáng quý hơn cả. Nói đến gia đình thì đó chính là tấm lòng của những bậc làm cha mẹ nhưng cũng không thể thiếu đi tình cảm anh em yêu thương, quý mến. Một câu ca dao tiêu biểu có thể diễn tả hết được tình anh em ruột thịt mà nhiều người chúng ta đã thuộc nằm lòng là: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Chỉ với hai câu thơ lục bát đơn giản với mười bốn từ mà lại đựng một đạo lí cao đẹp ngàn đời đầy cao cả. Nêu lên được hết tinh thần yêu thương con người quý trong tình cảm gia đình của dân tộc ta. Ở câu đầu “Anh em như thể tay chân” câu ca dao đã khẳng định sự quan trọng của những người anh chị em trong gia đình. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời, cùng tồn tài và giúp đỡ lẫn nhau. Chân tay chính là bộ phận trên cùng một cơ thể của con người và đây được xem là nơi giữ chức năng quan trọng nhất của con người sau năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Chân và tay mặt dù nắm giữ hai chức năng khác nhau và nằm ở một vị trí không cân xứng nhưng lại luôn kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động và công việc của con người. Nếu mất đi một trong hai thứ là chân hoặc tay thì cuộc sống của con người sẽ trở nên vô cùng khó khăn hay đúng hơn là khuyết tật, thậm chí là tàn tật. Vậy vì sao anh em lại như là tay chân? Đây là sự tượng trưng cho tầm quan trọng giữa tình cảm anh em bởi nó có nhưng điểm tương đồng đến kì lạ. Anh em tuy hai nhưng lại là một, cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình, cùng nhau lớn lên. Một sự gắn liền với nhau ngay từ thuở thơ bé, mọi chuyện đều đã trải qua cùng nhau, cùng giúp đỡ nhau và đều là những thứ quý giá của mỗi một con người. Câu ca dao muốn khẳng định mối quan hệ của anh em trong gia đình chính là sự gắn kết không thể chia tách được. Đến câu thứ hai “Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” lại nói đến sự răn dạy về cách đối xử giữa những người anh em với nhau. Đầu tiên hai cặp từ trái nghĩa “rách lành” và “dở hay” chính là nói lên những hoàn cảnh, tình huống mà ta hay gặp trong cuộc sống. Đã là con người trong cuộc sống này thì không có một ai là hoàn hảo cả và những người anh em của chúng ta cũng vậy. Họ có thể rất “hay”, đôi khi họ có những hoàn cảnh sống đầy giàu sang, “lành lặn”. Nhưng cũng không thể thiếu lúc họ gặp những khó khăn và sai lầm trong cuộc sống, đôi khi đến mức họ làm những việc có lỗi với ta. Nhưng trên tất cả chúng ta cần biết “đỡ đần” và “đùm bọc” lẫn nhau những lúc như vậy. Bởi không thể vì anh ta em ta làm sai hay khó khăn mà chúng ta ruồng rẫy hay vứt bỏ đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Giống như chúng ta không thể tự chặt bỏ đi tay chân của chính bản thân mình vậy. Như vậy mới là anh em thật sự, là những người biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh dù giàu sang hay khốn khó. Và chúng ta phải tự ý thức được tầm quan trọng của sự giúp đỡ và sang sẻ lẫn nhau đó giữa những người anh em với nhau trong gia đình. Qua bài ca dao ta có thể thấy được sự quý giá và tầm quan trọng của những người anh em trong gia đình. Và vì quan trọng như vậy nên mỗi người chúng ta đều phải tự mình gìn giữ và yêu thương nhau, những người anh em của mình. Chỉ hai dòng chữ ngắn như vậy lại hàm súc trong đó giá trị to lớn và kinh nghiệm sống ngàn đời của ông cha làm chúng ta không thể không tự hào về chính cha ông mình. Niềm tự hào đó sẽ theo ta suốt đời, giúp ta vượt qua mọi thử thách và trở thành một người đúng nghĩa. Và điều đầu tiên chúng ta cần phải làm chính là trân trọng tình cảm gia đình và trên hết chính là yêu quý chính những người anh em của chúng ta.

❤Cô nàng ngốc ❤
5 tháng 5 2018 lúc 17:01

Việt Nam là đất nước mang một nền văn hiến lâu đời và mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống đáng quý. Một trong những giá trị vẫn còn tồn tại đến bây giờ chính là một nền văn học dân gian được ra đời sớm và phát triển kéo dài thành tựu cho tới ngày hôm nay. Bản chất của văn học dân gian là mang tính truyền miệng nên những câu ca dao, tục ngữ với đậm chất tính gần gũi như về gia đình, bạn bè, tình yêu, cuộc sống… dễ dàng đi vào lòng người. Và ca dao, tục ngữ cũng là một trong những lời giáo huấn, khuyên răng giúp cho mỗi người chúng ta tự rèn luyện mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong bề dày ca dao dân ca ấy những câu ca dao nói về tình cảm gia đình – thứ tình cảm thiên liêng nhất của mỗi con người, lại đáng quý hơn cả. Nói đến gia đình thì đó chính là tấm lòng của những bậc làm cha mẹ nhưng cũng không thể thiếu đi tình cảm anh em yêu thương, quý mến. Một câu ca dao tiêu biểu có thể diễn tả hết được tình anh em ruột thịt mà nhiều người chúng ta đã thuộc nằm lòng là: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Chỉ với hai câu thơ lục bát đơn giản với mười bốn từ mà lại đựng một đạo lí cao đẹp ngàn đời đầy cao cả. Nêu lên được hết tinh thần yêu thương con người quý trong tình cảm gia đình của dân tộc ta. Ở câu đầu “Anh em như thể tay chân” câu ca dao đã khẳng định sự quan trọng của những người anh chị em trong gia đình. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời, cùng tồn tài và giúp đỡ lẫn nhau. Chân tay chính là bộ phận trên cùng một cơ thể của con người và đây được xem là nơi giữ chức năng quan trọng nhất của con người sau năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Chân và tay mặt dù nắm giữ hai chức năng khác nhau và nằm ở một vị trí không cân xứng nhưng lại luôn kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động và công việc của con người. Nếu mất đi một trong hai thứ là chân hoặc tay thì cuộc sống của con người sẽ trở nên vô cùng khó khăn hay đúng hơn là khuyết tật, thậm chí là tàn tật. Vậy vì sao anh em lại như là tay chân? Đây là sự tượng trưng cho tầm quan trọng giữa tình cảm anh em bởi nó có nhưng điểm tương đồng đến kì lạ. Anh em tuy hai nhưng lại là một, cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình, cùng nhau lớn lên. Một sự gắn liền với nhau ngay từ thuở thơ bé, mọi chuyện đều đã trải qua cùng nhau, cùng giúp đỡ nhau và đều là những thứ quý giá của mỗi một con người. Câu ca dao muốn khẳng định mối quan hệ của anh em trong gia đình chính là sự gắn kết không thể chia tách được. Đến câu thứ hai “Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” lại nói đến sự răn dạy về cách đối xử giữa những người anh em với nhau. Đầu tiên hai cặp từ trái nghĩa “rách lành” và “dở hay” chính là nói lên những hoàn cảnh, tình huống mà ta hay gặp trong cuộc sống. Đã là con người trong cuộc sống này thì không có một ai là hoàn hảo cả và những người anh em của chúng ta cũng vậy. Họ có thể rất “hay”, đôi khi họ có những hoàn cảnh sống đầy giàu sang, “lành lặn”. Nhưng cũng không thể thiếu lúc họ gặp những khó khăn và sai lầm trong cuộc sống, đôi khi đến mức họ làm những việc có lỗi với ta. Nhưng trên tất cả chúng ta cần biết “đỡ đần” và “đùm bọc” lẫn nhau những lúc như vậy. Bởi không thể vì anh ta em ta làm sai hay khó khăn mà chúng ta ruồng rẫy hay vứt bỏ đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Giống như chúng ta không thể tự chặt bỏ đi tay chân của chính bản thân mình vậy. Như vậy mới là anh em thật sự, là những người biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh dù giàu sang hay khốn khó. Và chúng ta phải tự ý thức được tầm quan trọng của sự giúp đỡ và sang sẻ lẫn nhau đó giữa những người anh em với nhau trong gia đình. Qua bài ca dao ta có thể thấy được sự quý giá và tầm quan trọng của những người anh em trong gia đình. Và vì quan trọng như vậy nên mỗi người chúng ta đều phải tự mình gìn giữ và yêu thương nhau, những người anh em của mình. Chỉ hai dòng chữ ngắn như vậy lại hàm súc trong đó giá trị to lớn và kinh nghiệm sống ngàn đời của ông cha làm chúng ta không thể không tự hào về chính cha ông mình. Niềm tự hào đó sẽ theo ta suốt đời, giúp ta vượt qua mọi thử thách và trở thành một người đúng nghĩa. Và điều đầu tiên chúng ta cần phải làm chính là trân trọng tình cảm gia đình và trên hết chính là yêu quý chính những người anh em của chúng ta.

❤Cô nàng ngốc ❤
5 tháng 5 2018 lúc 17:02

Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần"
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điếu này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đả là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.


Các câu hỏi tương tự
(c l o s e d)
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
lê đông giang
Xem chi tiết
Chi Mary
Xem chi tiết
Đào Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Chi Mary
Xem chi tiết
Thái Trần
Xem chi tiết
Thuý Ngân
Xem chi tiết