Hướng dẫn soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Nguyễn Thị Hằng

Ở phần "Sự thách thức", bản Tuyên bố đủ nêu lên thực tế cuộc sống của các em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tỉnh cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

Lê Thị Hồng Vân
19 tháng 6 2018 lúc 20:16

Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm họa, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những người tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khỏe.

Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hàng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của những hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. Ở Điều 6 tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sống quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngờ. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe dọa, hiểm họa. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên một nghịch lí: Đáng lẽ các em đang ở độ tuổi được quan tâm, tạo những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thể xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.

Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bài Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.

Trần Diệu Linh
20 tháng 6 2018 lúc 5:51

Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sông của tuổi thơ trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm hoạ, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những người tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khỏe.

Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hàng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của những hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. Ở Điều 6 tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sống quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngờ. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe dọa, hiểm hoạ. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên một nghịch lí: Đáng lẽ các em đang ở độ tuổi được quan tâm, tạo những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thế xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.

Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bải Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.

Ami Ngọc
20 tháng 6 2018 lúc 21:27

- Phần “Sự thách thức” nêu thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới được trình bày theo những nội dung:

+ Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, phải sống tha hương, bị lãng quên,... + Trẻ em là nạn nhân của thảm hoạ đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

+ Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật và ma tuý (con số đau lòng: 40000 trẻ em/ ngày).

- Em có thể nêu những suy nghĩ, nhận thức của mình trước thực trạng trên. Nêu thêm những thực trạng khác như: nạn buôn bán trẻ em, trẻ em phạm tội, trẻ em mắc HIV,...

Vivian
19 tháng 6 2018 lúc 19:49

Những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển c/s đảm bảo tương lai cho trẻ em.

Đạt Trần
19 tháng 6 2018 lúc 21:20

Nêu lên thực tế c/s trẻ em ra sao thì bạn tìm gạch trong phần có mấy con số liệu. N/thức và t/cảm của mình là cảm thấy thương cho những trẻ em đó và cảm thấy mình sung sướng hơn vì dc sống 1 quốc gia có chế độ chăm sóc trẻ em tốt


Các câu hỏi tương tự
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Phạm Đức Trọng
Xem chi tiết
Phạm Lê Hiếu
Xem chi tiết
Đặng Thị Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Huân
Xem chi tiết
Phan Thị Lê Anh
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
Xem chi tiết
luu duc
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Phi Long
Xem chi tiết