Câu 1: Khi cho hai cây lúa thân cao, chín sớm và thân lùn, chín muộn giao phấn với nhau thì được F1 100% cao-muộn. Cho F1 tạp giao thì thu được F2 gồm có : 3150 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín muộn : 1010 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao chín sớm : 1080 hạt khi đem gieo mọc thành thân lùn chín muộn: 320 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân lùn chín sớm
a. Cho biết kết quả lai tuân theo định luật di truyền nào? Giải thích
b. Đem các cây cao- muộn ở F2 thụ phấn với cây lùn- sớm th...
Đọc tiếp
Câu 1: Khi cho hai cây lúa thân cao, chín sớm và thân lùn, chín muộn giao phấn với nhau thì được F1 100% cao-muộn. Cho F1 tạp giao thì thu được F2 gồm có : 3150 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín muộn : 1010 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao chín sớm : 1080 hạt khi đem gieo mọc thành thân lùn chín muộn: 320 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân lùn chín sớm
a. Cho biết kết quả lai tuân theo định luật di truyền nào? Giải thích
b. Đem các cây cao- muộn ở F2 thụ phấn với cây lùn- sớm thi F3 thu được các trường hợp sau :
- F3-1: 50% cao-muộn : 50% cao-sớm
- F3-2: 50% cao- muộn : 50% lùn-muộn
- F3-3: 25% cao-muộn :25% cao-sớm :25% lùn-muộn : 25% lùn-sớm
- F3-4: 100% cao-muộn
Tìm kiểu gen của các cây F2 đó và ciết sơ đồ lai từng trường hợp
Câu 2: Một cơ thể thực vật có kiểu gen \(\dfrac{AB}{ab}DdHh\). Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc NST không đổi trong giảm phân. Cho cơ thể trên tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ KH mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn ở đời lai.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng gen nằm trên NST thường không đột biến.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai
b. Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ KH sẽ ntn?
c. Nếu các cây hoa đỏ F1giao phối ngẫu nhiên với nhau. XĐ kết quả F2