Ở lúa gen A quy định gạo thơm, gen a quy định gạo không thơm , gen B quy định hạt gạo dài, gen quy định hạt gạo tròn. Khi Cho lai hai giống lúa gạo thơm, hạt tròn và lúa không thơm, hạt dài với nhau. F1 đều xuất hiện lúa gạo thơm, thật dài.
a) viết sơ đồ lai từ P đến F1.
b) Kiểu hình lúa F1 thuộc loại biến dị nào ? Nêu tính chất biểu hiện loại
a) Quy ước gen:
- gạo thơm, hạt tròn: AAbb: Aabb
- gạo không thơm hạt dài: aaBB; aaBb
Vậy có 4 sơ đồ lai:
* Sơ đồ lại 1
P: AAbb x aaBB
G: Ab aB
F1: AaBb ( 100% gạo thơm hạt hạt dài )
* Sơ đồ lai 2
P: AAbb x aaBb
G: Ab aB:ab
F1: AaBb:Aabb ( 50% gạo thơm hạt dài : 50% gạo thơm hạt tròn)
* Sơ đồ lai 3
P: Aabb x aaBB
G: Ab:ab aB
F1: AaBb:aaBb (50% gạo thơm hạt dài: 50% gạo không thơm hạt dài )
* Sơ đồ lai 4
P: Aabb x aaBb
G: Ab:ab aB:ab
F1: AaBb:Aabb:aaBb:aabb
(25% gạo thơm hạt dài: 25% gạo thơm hạt tròn
25% gạo không thơm hạt dài: 25% gạo không thơm hạt tròn )
b) Phần lớn là biến dị tổ hợp
Tính chất của biểu hiện:
- Biến dị tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước do đó có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.