Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn khánh dương

Ở khổ 1 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, khi ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, tác giả có viết:

"Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

Từ "giọt" ở đây được hiểu theo những nét nghĩa nào? Qua đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 21:26

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Chỉ bằng vài nét phác họa : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tác giả đã vẽ ra bức tranh mùa xuân tươi đẹp với không gian cao rộng và sắc màu tươi thắm. Những màu sắc có tính chất; đặc trưng của xứ Huế (sông xanh, hoa tím biếc) và cả âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện lảnh lót, tươi vui.

Dòng sông trong xanh, hiền hòa làm nền cho sắc tím biếc của bông hoa, có thể là bông hoa súng. Bông hoa nhỏ bé soi mình trên mặt nước, vươn lên đón những tia nắng mặt trời. Mùa xuân thu nhả trong khung cảnh đơn sơ ấy. Nhà thơ lặng ngắm và lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao, trong sáng. Ôi tiếng chim chiền chiện – con chim thân thuộc của quê hương miền Trung! Tiếng chim thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Nhà thơ chào đón mùa xuân bằng tất cả con người mình, cho hên mới có những câu thơ thắm thiết ân tình đến vậy.

Đặng Phương Nam
10 tháng 1 2018 lúc 21:30

- Từ "giọt" được hiểu theo nghĩa thực - ở đây chỉ tới giọt sương sớm, giọt mưa xuân

- Gắn với câu thơ trên, từ "giọt" còn được hiểu qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đó là giọt "tiếng chim", biện pháp nghệ thuật này có tác dụng:

+ Hình tượng hóa vẻ đẹp của tiếng chim, tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên bầu trời kia như ngưng đọng lại thành những giọt lấp lánh như pha lê, trong vắt, kì diệu

+ Nhấn mạnh sự rung động mãnh liệt trong lòng tác giả, sự đắm chìm và hòa nhập trước vẻ đẹp thiên nhiên khi ông huy động mọi giác quan để đón nhận, trân trọng vẻ đẹp ấy.

Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 1 2018 lúc 16:10

- Từ "giọt" được hiểu theo nghĩa thực - ở đây chỉ tới giọt sương sớm, giọt mưa xuân

- Gắn với câu thơ trên, từ "giọt" còn được hiểu qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đó là giọt "tiếng chim", biện pháp nghệ thuật này có tác dụng:

+ Hình tượng hóa vẻ đẹp của tiếng chim, tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên bầu trời kia như ngưng đọng lại thành những giọt lấp lánh như pha lê, trong vắt, kì diệu

+ Nhấn mạnh sự rung động mãnh liệt trong lòng tác giả, sự đắm chìm và hòa nhập trước vẻ đẹp thiên nhiên khi ông huy động mọi giác quan để đón nhận, trân trọng vẻ đẹp ấy.


Các câu hỏi tương tự
Monika Tesla
Xem chi tiết
linh tranthikhanh
Xem chi tiết
Băng Tuyền
Xem chi tiết
19.Đặng Thị Trúc Ly 81
Xem chi tiết
hoa thi
Xem chi tiết
quoc minh nguyen
Xem chi tiết
Dark_Hole
Xem chi tiết
Le Lan Phuong
Xem chi tiết
Thien Nguyen
Xem chi tiết